Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì để xương khớp dẻo dai, thay vì chưa già đã chai cứng?

Bệnh lý cơ xương khớp khiến những cơn đau dai dẳng từ ngày này qua tháng nọ, gây hạn chế khả năng vận động, sự khéo léo cũng như giảm chất lượng công việc, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Vậy làm gì để khớp vẫn dẻo, vẫn dai, thay vì chưa già đã chai cứng?

I. Thực trạng chung về bệnh lý cơ xương khớp ở Việt Nam

Mỗi khi trở trời, bạn có biết cơ xương khớp là bộ phận đầu tiên dự báo sức khỏe. Có thể tưởng tượng trong một sáng se lạnh, bạn đang nằm trong chăn ấm nệm êm, đột nhiên nhớ ra phải dậy đi tập thể dục, đi làm việc… lúc bước xuống giường đầu gối kêu cái “rắc”. Ấy là khớp của bạn đang có vấn đề. Hiện tượng này, người già là đối tượng thường xuyên gặp phải.

Các tổ chức thế giới cảnh báo, Việt Nam đang trở thành một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới với 10,1 triệu người cao tuổi, chiếm 11% tổng dân số.

Bệnh cơ xương khớp ở nước ta đang dần trở nên phổ biến trong dân số và có xu hướng trẻ hóa. WHO đã xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Thống kê cho thấy, trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc các bệnh cơ xương khớp đang ở con số báo động. 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi, 85% người trên 80 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp và các bệnh về cột sống. Dù không gây tử vong nhưng cơ xương khớp là một trong những bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay. Điều này gây áp lực không nhỏ lên ngành y tế nước nhà.

Bệnh xương khớp xuất hiện ở mọi độ tuổi và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

II. Những nguyên nhân nào gây bệnh cơ xương khớp?

Tuổi tác và giới tính là hai yếu tố mà con người ta không thể lựa chọn. Khi già đi, các khớp xương, lớp sụn, dịch nhầy cũng lão hóa và mòn đi theo năm tháng. Đến một lúc nào đó người bệnh than thở đau chân, cứng tay, sớm thì chỉ bị viêm, nặng thì loãng xương, thoái hóa. Bên cạnh đó, nữ giới cũng có xu hướng mắc bệnh cơ xương khớp nhiều hơn nam do tiến trình thay đổi nội tiết cũng như sinh nở.

Nghề nghiệp cũng tác động không nhỏ đến bệnh nhân cơ xương khớp. Nhiều số liệu cho thấy những người làm việc nặng liên quan đến bốc vác, hay những người rất ít di chuyển như dân văn phòng cũng là bộ phận có nguy cơ mắc bệnh lý cơ xương khớp.

Những chấn thương trong cuộc sống như ngã, tai nạn xe cộ cũng ảnh hưởng đến xương khớp về lâu dài. Hay những người béo phì, ăn uống không khoa học cũng có khả năng cao bị thoái hóa khớp hoặc bệnh gút trong tương lai.

Người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương bởi bệnh lý cơ xương khớp.

III. Các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp

Có hơn 150 bệnh liên quan đến cơ xương khớp. Một số bệnh phổ biến nhất là:

- Viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến, lupus, viêm xương khớp, bệnh gút và viêm cột sống dính khớp;

- Loãng xương;

- Thoái hóa khớp;

- Thoát vị đĩa đệm;

- Chấn thương như gãy xương, trật khớp;

- Bệnh gout;

- Các vấn đề với cấu trúc của xương hoặc khớp, chẳng hạn như chứng vẹo cột sống…

Viêm khớp là bệnh lý thường gặp, gây khó khăn trong sinh hoạt và lao động cho người bệnh.

IV. Những phương pháp nào điều trị bệnh lý cơ xương khớp?

Bệnh lý cơ xương khớp nếu không được chữa trị sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày cũng như tâm lý người bệnh. Nguy hiểm hơn bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nặng nề như nhiễm trùng, hoại tử, thoái hóa xương, nặng hơn sẽ gây tàn phế. Do đó, khi phát hiện cần điều trị bệnh cơ xương khớp càng sớm càng tốt.

Giải pháp đầu tiên thường được bác sĩ khuyến cáo là thay đổi lối sống và tập vật lý trị liệu. Những người nặng cân cần phải giảm trọng lượng bằng cách thường xuyên vận động kết hợp ăn uống tiết chế, điều độ. Những đối tượng có nguy cơ cao cần có chế độ làm việc hợp lý kết hợp vận động như đi bộ nhẹ nhàng, đạp xe, bơi lội.

Các biện pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng như xoa bóp, bấm huyệt, sóng xung kích… giúp bệnh nhân giảm đau, thúc đẩy quá trình hồi phục cũng như cải thiện tình trạng thoái hóa xương khớp.

Khi những phương pháp này không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc. Thuốc giảm đau, kháng viêm sẽ được cá thể hóa mỗi đối tượng, và phải do bác sĩ chuyên khoa kê, người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng đơn thuốc người khác hay tham khảo trên mạng, tự kê toa cho chính mình.

Một khi bệnh lý cơ xương khớp đã tiến triển nặng, thuốc và các phương pháp khác không giải quyết được tình trạng bệnh lý, phẫu thuật sẽ được đặt ra. Kỹ thuật thay khớp nhân tạo, chỉnh hình cột sống… đang được nhiều bệnh viện áp dụng điều trị và mang lại kết quả điều trị khả quan.

Bên cạnh đó, dinh dưỡng và các thực phẩm chức năng bổ trợ cho xương khớp có thành phần từ glucosamin, canxi, vitamin D, collagen,… tác động không nhỏ đến quá trình phục hồi, cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Sữa và các chế phẩm từ sữa chứa nhiều canxi, rất cần thiết cho người bệnh xương khớp.

Nhưng điều quan trọng là tìm ra bí quyết phòng ngừa trước khi nó xảy ra, kéo dài thời gian tiến triển của bệnh lý xương khớp.

Vậy làm gì để khớp vẫn dẻo, vẫn dai, thay vì chưa già đã chai cứng? Câu hỏi sẽ được BS Lương Lễ Hoàng giải đáp trong chương trình livestream với chủ đề "Thập diện mai phục để xương bền, khớp dẻo" dưới sự dẫn dắt dí dỏm của MC Kim Ánh, được phát sóng trên Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời, youtube và AloBacsi.com vào lúc 19g00, thứ 5, ngày 1/10/2020.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.com, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Trân trọng cảm ơn sản phẩm bổ khớp JC 9in1 của công ty Profa đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X