Hotline 24/7
08983-08983

Lâm Đồng ghi nhận 13 trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Trường mầm non Anh Đào, TP Đà Lạt phát hiện 13 trẻ mắc tay chân miệng, khiến 31 em khác phải nghỉ học để tránh lây bệnh.

Theo đó, 13 trẻ này đều học chung 1 lớp tại trường mầm non Anh Đào, TP Đà Lạt bị bệnh tay chân miệng từ ngày 16/9.

Đến ngày 19/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Lâm Đồng đã khử khuẩn toàn bộ trường để ngăn chặn lây bệnh tay chân miệng.

Ngoài các trường hợp trên, Trung tâm Y tế Đà Lạt cũng ghi nhận thêm 1 trường hợp là học sinh tại trường mắc bệnh tay chân miệng. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế Đà Lạt cũng cho tổng vệ sinh toàn bộ khuôn viên trường, làm sạch các dụng cụ học tập, đồ chơi...

Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên cũng ghi nhận 12 ca tay chân miệng tại trường mầm non Phù Mỹ, thị trấn Cát Tiên.

Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận 150 ca tay chân miệng.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi trong khoảng tháng 3-5 và 9-12. Triệu chứng sốt ở 37,5 - 38 độ C hoặc sốt cao 38 - 39 độ C, xuất hiện bóng nước trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng,...
Chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại nhà
Triệu chứng của tay chân miệng bắt đầu xuất hiện sau khi nhiễm virus từ 3-6 ngày với những biểu hiện điển hình: mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng cùng các bọng nước ở bàn chân, bàn tay hoặc có thể ở mông, gối.

Với những trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ, sau khi được bác sĩ thăm khám, gia đình có thể cchăm sóc và theo dõi tại nhà như sau:

- Thực hiện cách ly, hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác.

- Phối hợp dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Với vùng miệng của trẻ, cần vệ sinh và bôi thuốc đúng chỉ định.

- Các vết loét ở miệng làm trẻ rất đau, khó ăn uống, nên cho trẻ ăn thức ăn nguội, mềm, lỏng, dễ tiêu như cháo, sữa và chia nhỏ các bữa ăn.

- Phụ huynh vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc trẻ. Thường vệ sinh trước khi cho trẻ ăn khoảng 30 phút.

- Cho trẻ mặc quấn áo mềm, rộng rãi, thấm hút mồ hôi; thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm.

- Theo dõi tình trạng của trẻ, phát hiện sớm các dấy hiệu cảnh báo. Đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu trẻ sốt cao 39 độ trở lên, hoặc sốt cao kéo dài, mạch nhanh, run chi, đi không vững (nếu trẻ đã biết đi), giật mình trên 2 lần trong 30 phút.

Tay chân miệng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, trẻ hoàn toàn có thể bình phục nhanh chóng và không cần phải nhập viện nếu được phát hiện sớm. Hy vọng những chia sẻ này giúp các bậc phụ huynh biết được các dấu hiệu điển hình của bệnh cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị bệnh.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X