Hotline 24/7
08983-08983

Kinh nghiệm lâm sàng lựa chọn kháng sinh trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp

Thời điểm giao mùa, khi lượng vi khuẩn, virus phát triển cũng là thời điểm mà những bệnh về đường hô hấp gia tăng. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, những ca bệnh có thể trở nặng và đe dọa đến tính mạng người mắc. Theo dõi ngay kinh nghiệm lựa chọn kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp sau đây.

Phân biệt các bệnh lý đường hô hấp

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, vị trí nhiễm bệnh mà bệnh lý đường hô hấp được chia làm 2 nhóm lớn:

Bệnh lý đường hô hấp trên

Bệnh lý đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuốc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Một số bệnh lý thường gặp như: cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản,... Bệnh khiến người mắc bị sốt (từ sốt nhẹ đến sốt nặng, có thể kèm rét run), ho, hắt hơi và chảy nước mũi, đau họng khi nuốt,...

Bệnh lý đường hô hấp dưới

Bệnh lý đường hô hấp dưới điển hình là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Nhóm bệnh này thường cấp tính, dưới 21 ngày, rất dễ nhận biết với các dấu hiệu như: Ho, khó thở khò khè, khạc đàm, đau ngực.

Các bệnh lý đường hô hấp thường được phân loại theo vị trí nhiễm bệnh (Ảnh minh họa)

Lựa chọn kháng sinh trong điều trị bệnh đường hô hấp

1. Bệnh lý đường hô hấp trên

Phần lớn các trường hợp, bệnh xuất hiện do sự tấn công của virus. Chính vì vậy, chủ yếu là điều trị triệu chứng (giảm đau, hạ sốt,...) kết hợp với nghỉ ngơi, bổ sung nước, điện giải, tăng cường dinh dưỡng,... để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, chống lại virus gây bệnh. Một số trường hợp có thể xuất hiện bội nhiễm nên phải bổ sung thêm kháng sinh.

1.1. Cúm

- Tác nhân gây bệnh: Chủng virus cúm Influenza (type A, B, C)

- Triệu chứng thường gặp: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho kéo dài. Khi mắc, bệnh diễn biến nhanh, có thể hồi phục sau 2-7 ngày.

- Các phòng tránh: Chích ngừa cúm hàng năm.

1.2. Viêm họng

- Tác nhân gây bệnh: Virus, vi khuẩn. Trường hợp do virus, có hiện tượng xuất tiết, đỏ họng. Nếu viêm họng do vi khuẩn, sẽ xuất hiện tình trạng đau họng kèm mủ.

- Triệu chứng: Dù do nguyên nhân nào, viêm họng đều có triệu chứng chung là đau, ngứa họng, amidan sưng đỏ.

- Phác đồ điều trị:

+ Súc họng bằng dung dịch sát khuẩn

+ Uống nước ấm

+ Bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết

Ngoài ra, khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm, có thể sử dụng Amoxicillin + Acid Clavulanic (Klamentin), Cephalexin II hoặc III như Cefuroxim (Haginat), Macrolid như Azithromycin (Zaromax)

1.3. Viêm xoang

- Tác nhân gây bệnh: thường do vi khuẩn HI, S.Pneumonia, M.Catarrhalis

- Triệu chứng: đau nhức, sốt, chảy dịch, nghẹt mũi,...

- Phác đồ điều trị:

Sử dụng kháng sinh Amoxicillin + Acid Clavulanic (Klamentin), Cephalexin II hoặc III như Cefuroxim (Haginat), Macrolid như Azithromycin (Zaromax),...

1.4. Viêm thanh quản

- Tác nhân gây bệnh: Bệnh có thể xuất hiện sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn. Nếu bị viêm thanh quản do virus, sẽ xuất hiện tình trạng xuất tiết, đỏ thanh quản. Trong khi trường hợp do vi khuẩn gây ra sẽ tạo mủ. Ngoài ra, viêm thanh quản còn có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như trào ngược dạ dày - tá tràng, bị lạnh, nói to nhiều, bệnh lý mũi xoang và ô nhiễm.

- Triệu chứng: Mệt mỏi, sốt hoặc gai rét kèm ớn lạnh, giọng nói khàn hoặc có thể mất tiếng

2. Bệnh lý đường hô hấp dưới

Tác nhân chính gây ra bệnh ở đường hô hấp dưới là vi khuẩn H.I, S.pneumoniae, K.pneumoniae, Moraxella Catarrhalis, Chlamydia spp, virus,... Do vậy, cần kết hợp sử dụng kháng sinh và điều trị triệu chứng. Nghiêm trọng hơn, các biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp dưới nếu không được chẩn đoán, xử trí và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có nguy cơ tử vong.

2.1. Viêm phế quản

- Tác nhân gây bệnh: Viêm phế quản thường do các tác nhân siêu vi hơn là vi khuẩn. Điển hình như Rhinovirus, Influenza Virus gây viêm phế quản cấp, Adeno virus gây viêm khí quản. Một số vi khuẩn như Mycoplasma, Chlamydia,... cũng gây viêm phế quản.

- Phác đồ điều trị:

Sử dụng kháng sinh điều trị khi các triệu chứng xuất hiện trên 5-7 ngày.

+ Thường sử dụng nhóm Beta - lactam (amoxicillin), macrolid như azithromycin (Zaromax) hoặc nhóm Quinolone.

2.2. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Tác nhân gây bệnh: Phân nửa các trường hợp mắc bệnh do sự tấn công của các chủng vi khuẩn như: HI, Phế cầu, Mozzarella Cata,... Một số trường hợp nặng thường do trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas) gây ra.

- Phác đồ điều trị:

+ Chỉ định kháng sinh được đưa ra khi có nhiều hơn ⅔ tiêu chuẩn Anthonisen, bệnh nhân cần hỗ trợ thông khí cơ học.

+ Trường hợp nhẹ: Không sử dụng thuốc.

+ Trường hợp người mắc dưới 65 tuổi, FEV1>= 50%, có ít hơn 2 đợt cấp mỗi năm và không mắc bệnh tim: Sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid như: Azithromycin (Zaromax), Clarithromycin; nhóm Cephalexin như Cefuroxim (Haginat), Ceftriaxone, Cefdinir; Trimethoprim + Sulfamethoxazol; Doxycyclin

+ Trường hợp người trên 65 tuổi, FEV1<50%, tần suất đợt cấp xuất hiện từ hai lần trở lên mỗi năm, có tiền sử bị bệnh tim: Sử dụng kháng sinh nhóm Fluoroquinolon (Moxifloxacin, Gemifloxacin, Levofloxacin); Amoxicillin + Clarithromycin (Klametin). Trường hợp nghi nhiễm trực khuẩn mủ xanh cần chỉ định Ciprofloxacin và cấy đàm.

2.3. Đợt cấp giãn phế quản

- Triệu chứng: Đợt cấp giãn phế quản xuất hiện khi có từ 4 trong 9 triệu chứng sau:

+ Đàm

+ Khó thở

+ Ho

+ Khò khè

+ Sốt trên 38 độ

+ Mệt mỏi

+ Đối ẩm phổi

+ Chức năng hô hấp giảm

+ X-Quang

- Phác đồ điều trị:

+ Chỉ định kháng sinh khi các triệu chứng trở nặng: Tăng tích mủ trong đàm, ho nhiều hơn, thở khò khè, khó thở; tăng thể tích đàm và độ nhớt.

+ Trước khi chỉ định dùng thuốc cần thực hiện cấy đàm:

➢ Nếu bệnh nền nhẹ và không có vi khuẩn trước đó: Sử dụng Amoxicillin 500mg hoặc Clarithromycin.

➢ Nếu bệnh bền nặng có vi khuẩn HI thường trú: Sử dụng Amoxicillin 1g, lưu ý nguy cơ nhiễm trực khuẩn mủ xanh khi cần.

2.4. Viêm phổi cộng đồng

- Viêm phổi cộng đồng ngoại trú:

+ Tác nhân: K.Pneumoniae, H.I, S Pneumonia,...

+ Phác đồ điều trị: Trường hợp bệnh nhân khỏe mạnh: Macrolide (Azithromycin (Zaromax), Clarithromycin), Amoxicillin

- Viêm phổi nội trú trung bình:

+ Tác nhân: K.Pneumoniae, H.I, S Pneumonia,... nhưng thường có sự kết hợp đa vi khuẩn.

+ Phác đồ điều trị: Quinolon hô hấp (Moxifloxacin, Gemifloxacin, Levofloxacin) hoặc Beta - lactam kết hợp Macrolid.

● Amoxicillin + Macrolid. Ví dụ: Amoxicillin + Clarithromycin (Klametin)

● Fluoroquinolon + Cephalexin ⅔

● Macrolid + Cephalexin ⅔

- Viêm phổi nội trú nặng:

+ Tác nhân: Vi khuẩn Gram âm, trực khuẩn mủ xanh,...

+ Phác đồ điều trị: Quinolon hô hấp (Moxifloxacin, Gemifloxacin, Levofloxacin) hoặc Macrolid kết hợp Beta - lactam phổ rộng.

3. Một số lưu ý

- Viêm phế quản mạn phải bội nhiễm mới có hội chứng nhiễm trùng.

- Vi khuẩn không điển hình gặp ở người trẻ, trẻ em thường khám thấy các triệu chứng như: nhịp thở không tăng, nhịp tim tương đối chậm. Ít có triệu chứng màng phổi.

- Thời gian điều trị:

+ Phế cầu và vi khuẩn khác: 7-10 ngày.

+ C.Pneumoniae, M.Pneumoniae, Legionella: 10-14 ngày.

+ Bệnh nhân ức chế miễn dịch hoặc điều trị Corticoid lâu dài: trên 14 ngày.

Trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm lâm sàng trong lựa chọn kháng sinh. Kinh nghiệm này đã được Bác sĩ Vũ Trí Lộc - admin page Doctor Plus tổng hợp thành bảng dễ ghi nhớ. Xin mời các quý vị bác sĩ tham khảo tại đây.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X