Hotline 24/7
08983-08983

Khó thở do bướu giáp đa nhân phải điều trị thế nào?

Dạ chào bác sĩ, cháu 24 tuổi. Theo kết quả siêu âm cháu bị bướu giáp đa nhân lành tính nhưng gần đây, cổ cháu bắt đầu thấy khó chịu như nặng cổ, nuốt vướng, khó thở, đau âm âm ở trong rất khó chịu và cháu rất hay bị sốt ạ, hết được khoảng 2,3 ngày là sốt lại rất mệt. Cho cháu hỏi có sao không ạ? Cách điều trị như thế nào?

Phì đại tuyến giáp ở bướu giáp đa nhân lành tính chèn ép gây khó thở cho người bệnh - ảnh minh họa

Chào bạn!
Bướu giáp lành tính hay còn gọi là bướu cổ đơn thuần, đôi khi quen gọi một cách ngắn gọn là bướu cổ. Một số người chỉ tình cờ thấy bướu lớn hơn bình thường hoặc do người khác phát hiện hoặc đi khám sức khỏe. Có thể gặp bướu giáp đơn nhân (1 bướu) nhưng cũng có thể nhiều bướu (đa nhân).
Bướu giáp đa nhân lành tính nếu phát triển chậm và chưa gây ra triệu chứng chèn ép thì không cần phải điều trị. Việc can thiệp điều trị chỉ áp dụng khi toàn bộ tuyến giáp phì đại gây chèn ép các khí quản, thanh quản, hoặc một nhân giáp nào đó trở thành nhân độc (tăng cường sản xuất hormone). Khi kích thước khối bướu cổ rất lớn và người bệnh bị khàn giọng, khó thở, biện pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định. Bên cạnh phẫu thuật, liệu pháp iod phóng xạ cũng có thể được áp dụng để giảm kích thước khối bướu khi người bệnh không thể phẫu thuật. Tuy nhiên, liệu pháp iod phóng xạ cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Gây viêm tuyến giáp, tái phát bướu nhân tuyến giáp và suy giáp (ở 20% bệnh nhân). Sau khoảng 2 tuần đầu điều trị bằng iod phóng xạ, người bệnh có thể gặp tình trạng cường giáp thoáng qua.   

Qua thông tin bạn chia sẻ, các triệu chứng khó nuốt, thấy vướng ở cổ, sốt,... có thể là do khối bướu đang phát triển với kích thước lớn, gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Vì thế bạn nên đến chuyên khoa nội tiết để được thăm khám và có sự chỉ định đúng nhất.
Để phòng ngừa và điều trị đối với bướu cổ đơn thuần, bạn nên dùng muối iod và một số thức ăn có nhiều iod như hải sản, trứng, sữa,... Không dùng kéo dài các thuốc, thức ăn ức chế hấp thu iod. Hiện nay, một số thực phẩm đã được bổ sung iod như muối iod, nước mắm iod... bạn có thể dùng hàng ngày thay cho nước mắm và muối thường.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> "Bướu giáp đa nhân/cường giáp" điều trị như thế nào?

>> Hay mệt mỏi, khó thở… do bướu giáp đa nhân?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X