Hotline 24/7
08983-08983

Khi nào cần điều trị bệnh hen suyễn, triệu chứng điển hình là gì?

Làm sao nhận biết được dấu hiệu của bệnh hen suyễn? Nguyên nhân và phân loại hen suyễn? Hen suyễn ở mức độ nào thì cần điều trị, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh ơi?

[HOI]Thưa PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nhiều bạn đọc AloBacsi có thắc mắc chung là hen suyễn và hen phế quản có phải cùng một bệnh? Làm sao nhận biết được dấu hiệu của bệnh hen suyễn? Các dấu hiệu này tương đối giống với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính. Vậy có triệu chứng điển hình nào để phân biệt các bệnh này không ạ?

Nguyên nhân và phân loại hen suyễn? Hen suyễn ở mức độ nào thì cần điều trị?[/HOI]

[DAP]

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh trả lời:

Hen phế quản và hen suyễn có phải là một?

Hen phế quản và hen suyễn cùng là một bệnh. Hen phế quản là cách gọi tên bệnh của Tây y. Hen suyễn là cách gọi tên bệnh của Đông y.

Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết của hen phế quản/hen suyễn

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn có những triệu chứng điển hình như:

- Ho dai dẳng, kéo dài, ho kèm theo đờm. Ho dai dẳng kéo dài là triệu chứng điển hình bệnh hen suyễn. Ho thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.

- Khó thở thường xuyên, thở khò khè. Khó thở kéo dài, thở khò khè là triệu chứng điển hình của bệnh hen suyễn.

- Hay hắng giọng, đờm nhiều. Chất nhầy mắc ở trong cổ họng và ở bộ phận khác khiến bạn khó chịu thường xuyên gây hắng giọng.

- Luôn cảm thấy mệt mỏi, hụt hơi ngay cả khi vận động. Khi vận động nhẹ khiến bạn hụt hơi, cảm thấy nặng ngực, ngồi xuống đứng lên khó khăn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi khi hoạt động bình thường,  xuất hiện kèm theo khó thở, ho kéo dài thường xuyên thì rất có thể bạn mắc hen phế quản/hen suyễn.

Ngoài ra, người bệnh hen phế quản/hen suyễn còn thích ứng kém với thời tiết lạnh, thường xuyên dị ứng khi thời tiết giao mùa, thường xuyên cảm cúm, mắc bệnh viêm phế quản… Vì vậy cần được kiểm tra kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng trên để được điều trị kịp thời.

Hen phế quản/hen suyễn là một bệnh nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách. Chính vì vậy, mỗi bệnh nhân cần nắm được các nguyên nhân hen phế quản/hen suyễn để từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp. Sử dụng biện pháp dự phòng nhằm kiểm soát và kéo dài tối đa thời gian tái phát bệnh cũng là việc làm hết sức cần thiết.

Tham khảo thêm: Bệnh hen có nguy hiểm không? Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Chẩn đoán phân biệt hen phế quản/hen suyễn và viêm phế quản mạn tính, hen phế quản/hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.

Các dấu hiệu bệnh hen phế quản/hen suyễn tương đối giống với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phế quản mạn tính, cần lưu ý một số điểm sau khi chẩn đoán phân biệt:

Phân biệt hen và bệnh COPD

Cả hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đều khiến bệnh nhân khó thở. Tuy nhiên, đặc điểm của cơn khó thở lại không giống nhau.

Bệnh COPD thường gặp ở tuổi trung niên hay người già, thường có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất. Bệnh được chẩn đoán khi có biểu hiện ho, khạc đờm 3 tháng trong một năm và liên tiếp trong vòng 2 năm trở lên. Khó thở ngày càng tăng. Bệnh nhân phải gắng sức để thở hoặc thở hổn hển. Đờm trong, đục hoặc ngà vàng. Nghe phổi thấy ran rít, ran ngáy, ran ẩm. Đo chức năng hô hấp thấy có rối loạn thông khí tắc nghẽn không phục hồi.

Còn ở bệnh hen phế quản/hen suyễn, cơn khó thở thường xuất hiện vào ban đêm, hay bắt đầu từ khi còn nhỏ. Bệnh nhân thường sống trong gia đình có người bị hen, bản thân có tiền sử dị ứng với bụi, phấn hoa, thức ăn... Nghe phổi có ran ngáy, ran rít. Có rối loạn thông khí tắc nghẽn nhưng có khả năng phục hồi. Cả bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen đều hay tái diễn và đều trở thành tâm phế mãn. Bệnh hen dẫn đến suy hô hấp và tâm phế mạn chậm hơn COPD.

>> Tham khảo thêm: Nên khám hen phế quản ở đâu?

Viêm phế quản - Hen phế quản/hen suyễn khác nhau thế nào?

Hen phế quản/hen suyễn và viêm phế quản có một số triệu chứng giống nhau như ho, khó thở, khò khè, nặng ngực. Tuy nhiên, đây là hai bệnh hoàn toàn khác nhau, người bệnh cần phân biệt hen phế quản/hen suyễn và viêm phế quản về nguyên nhân gây bệnh, diễn biến bệnh, cách chẩn đoán cũng như cách điều trị bệnh.

Đặc điểm chung của hen phế quản/hen suyễn và viêm phế quản

Phế quản là một ống dẫn khí có chức năng dẫn khí vào phổi. Khi có các yếu tố tác động từ môi trường như thay đổi nhiệt độ, ô nhiễm, sự tấn công của vi khuẩn, vi rút hoặc tiếp xúc với các yếu tố kích thích sẽ dẫn đến tình trạng viêm đường hô hấp.

Điểm chung của hen phế quản/hen suyễn và viêm phế quản là đều gây viêm ống phế quản. Khi phế quản bị viêm, đường dẫn khí sẽ bị co thắt, phù nề gây ho, tức ngực, khó thở và có tiếng khò khè khi thở. Tuy nhiên, hen suyễn và viêm phế quản là hai bệnh khác nhau, phân biệt hai bệnh giúp người bệnh được điều trị sớm và hiệu quả, tránh các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng chất lượng cuộc sống.

Hen phế quản/hen suyễn và viêm phế quản khác nhau như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh

Hen phế quản/hen suyễn nguyên nhân do yếu tố di truyền từ gia đình hoặc do cơ địa dị ứng. Nếu cha hoặc mẹ bị hen thì tỉ lệ con sinh ra bị hen là 30-50%, nếu cả cha và mẹ cùng bị hen thì tỉ lệ con bị hen là 50-70%. Với người có cơ địa dị ứng, các tác nhân kích thích có thể gây cơn hen thường là lông động vật, phấn hoa, hải sản, khói thuốc lá,...

Trong khi đó, viêm phế quản là một nhiễm trùng đường hô hấp rất phổ biến do virus, vi khuẩn hoặc nấm gây nên.

Hen suyễn có thể do di truyền từ mẹ

Diễn biến của bệnh

Viêm phế quản nếu được điều trị sớm thường sẽ khỏi sau 5-10 ngày, tuy nhiên triệu chứng ho có thể kéo dài một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể diễn biến thành mạn tính ở những người hút thuốc lá, thường xuyên hít phải bụi bẩn, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.

Hen phế quản/hen suyễn là một bệnh mạn tính, bệnh nhân có thể phải sống chung với bệnh cả đời. Các triệu chứng của bệnh như ho, khó thở, khò khè sẽ lặp đi lặp lại trong thời gian dài.

Các triệu chứng bệnh

Bên cạnh các triệu chứng giống nhau, các triệu chứng ở người bị viêm phế quản mà người bệnh hen suyễn không có là :sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh, chất nhầy ở mũi có màu vàng hoặc xanh.

Trong bệnh hen phế quản/hen suyễn, các cơn hen thường xuất hiện vào ban đêm, người bệnh sẽ có các triệu chứng ho, khó thở, hơi thở rất nhanh và gấp, tức ngực, thở khò khè, thở ra co kéo hõm ức, đặc biệt bệnh nặng hơn khi thay đổi thời tiết, khi gắn sức hoặc tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Đối tượng mắc bệnh

Bệnh viêm phế quản xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính, đặc biệt những người có sức đề kháng kém, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi,...

Trong khi đó, những người mắc hen phế quản/hen suyễn thường là người có tiền sử dị ứng như mắc các bệnh viêm da dị ứng, chàm, viêm mũi dị ứng hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh hen phế quản/hen suyễn.

Chẩn đoán

Chẩn đoán viêm phế quản cấp tính dựa vào các triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, các xét nghiệm cùng chụp X-quang phổi.

Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính khi bệnh nhân ho có đờm tối thiểu 3 tháng liên tục trong một năm và kéo dài 2 năm liên tiếp. Bệnh nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh để xác định bệnh.

Trong khi đó, để chẩn đoán hen phế quản/hen suyễn, bác sĩ sẽ chỉ định đo thông khí phổi để xác định khả năng thở ra, mức độ tắc nghẽn đường hô hấp. Các kỹ thuật cận lâm sàng khác có thể được chỉ định như: X- quang phổi, xét nghiệm máu, xét nghiệm đờm, xét nghiệm miễn dịch,...

Cách điều trị

Tùy theo nguyên nhân gây viêm phế quản, mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Nếu nguyên nhân gây bệnh là virus, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc, bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi, tăng cường chế độ ăn để nhanh chóng hồi phục. Nếu nguyên nhân bệnh là vi khuẩn hoặc nấm, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc kháng sinh, kháng nấm, các thuốc chống viêm corticoid, thuốc hạ sốt, thuốc làm tiêu chất nhầy, thuốc giãn phế quản,...

Việc điều trị bệnh hen phế quản/hen suyễn sẽ tập trung vào các thuốc sử dụng để cắt cơn nhanh các cơn hen đột ngột đồng thời kiểm soát tình trạng co thắt và viêm nhiễm. Trong các trường hợp cơn hen được kiểm soát không tốt, thường xuyên tái phát bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng các thuốc dự phòng bệnh trong thời gian kéo dài, các thuốc thường dùng hiện nay là các thuốc kháng viêm dạng hít. Để hạn chế nguy cơ tái phát các cơn hen, bệnh nhân cần hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh.

Hen phế quản/Hen suyễn và viêm phế quản là hai bệnh lý tương đối phổ biến, các triệu chứng thường gây ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh và nếu không được điều trị kịp thời, cả hai bệnh đều có các nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Khi có các dấu hiệu bệnh, bệnh nhân nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

>> Tham khảo thêm: Thuốc thảo dược được Bộ Y tế cấp phép là thuốc điều trị hen phế quản/viêm phế quản/COPD[/DAP]

Tham khảo thêm tư vấn bệnh hen suyễn qua hotline (miễn phí): 1800 545435 / BenhHen.vn

Thuốc hen P/H

Phòng cơn hen tái phát - Điều trị các thể hen phế quản hiệu quả cao & lành tính

Thuốc hen P/H điều trị các thể hen phế quản có biểu hiện khó thở, ho, tức ngực, đờm nhiều; phòng cơn hen tái phát.

Thành phần chính gồm ma hoàng, tế tân, bán hạ, cam thảo, ngũ vị tử, can khương, hạnh nhân, bối mẫu, trần bì, tỳ bà diệp.

Cách dùng và liều dùng: Ngày uống 2 lần sau ăn.
Trẻ 1- 2 tuổi mỗi lần uống 10ml. Trẻ 3- 6 tuổi mỗi lần uống 15ml. Trẻ 7-12 tuổi mỗi lần uống 20ml.
Người lớn mỗi lần uống 30ml. Bệnh nặng có thể dùng gấp rưỡi liều trên. Đợt điều trị 8-10 tuần.

Nay đã có thêm dạng viên hoàn*** dành cho bệnh nhân TIỂU ĐƯỜNG

Sản phẩm của Công ty Đông Dược Phúc Hưng (96-98 Nguyễn Viết Xuân, Hà Đông, Hà Nội).

Liên hệ 1800 545435.

Thông tin tại website hoặc facebook.

Số tiếp nhận đăng ký quảng cáo 1163/12/QLD-TT của Cục Quản lý Dược.

Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X