Hotline 24/7
08983-08983

Xương sọ của trẻ sơ sinh có kết cấu ra sao?

Câu hỏi

Xin bác sĩ cho biết, xương sọ của bé sơ sinh khác với sọ của người lớn ở những điểm nào? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan

ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan

Trưởng đơn vị Chuyển hóa cơ xương khớp - Trung tâm Nghiên cứu y sinh học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch - Bệnh viện Nhân dân 115, TPHCM - Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Xương sọ ở trẻXương sọ ở trẻ có các đường rãnh tách rời để phát triển cùng với não

Chào bạn,

Các bộ phận ở trẻ đều là khởi đầu và sẽ còn phát triển tiếp về sau. Ở người lớn, các bộ phận trong cơ thể đã phát triển tối đa và không còn thay đổi được nữa. Xương sọ là một trong những bộ phận thay đổi tương đối nhiều nhất giữa người lớn và trẻ em.

Bình thường, một người trưởng thành có thể sờ phần xương sọ từ trên xuống dưới, từ trước ra sau, sẽ không thấy chỗ nào lõm, gồ hay một phần gì đó bất thường.

Ở trẻ em, não sẽ phát triển mạnh nhất trong những tháng đầu của thai kỳ. Nếu như xương sọ được gắn liền và cứng như ở người lớn thì hộp sọ không thể chứa được não để phát triển. Khi não phát triển thì xương sọ của ta sẽ phát triển, đó là lý do vì sao xương sọ ở trẻ không dính liền các mảnh mà nó sẽ có các đường rãnh tách rời để phát triển cùng với não.

Trẻ em có đến 6 cái thóp: thóp trước, thóp sau, hai thóp bướm và hai thóp chẩm.

Thóp trước, nơi hình thoi nối giữa xương trán với xương đỉnh; thóp sau, nối liền giữa xương đỉnh và xương chẩm; hai thóp bướm ở phía trước và hai thóp chẩm nằm ở phía sau.

Thóp ở phía trước sẽ là thóp dễ nhận diện và tồn tại lâu nhất. Nó được gắn liền bởi đường rãnh phía trước, đường rãnh dọc, đường rãnh ngang, và những đường rãnh này sẽ đóng lại khi não đã phát triển đầy đủ.

Ở trẻ nhỏ, thóp ở phía trước là thóp quan trọng nhất và đây là thóp đóng chậm nhất. Thóp sau ít quan trọng, trong vòng 4 tháng nó đã đóng. Đối với thóp trước, trung bình là từ 7 tháng cho đến 14 tháng, thóp trước sẽ đóng.

Khi sờ lên đầu trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ, ta sẽ có cảm giác nơi đó có một chỗ hơi lõm, hơi mềm.

(Trích từ GLTT ThS.BS.CK2 Hồ Phạm Thục Lan: Có phải trẻ đóng thóp sớm sẽ kém thông minh?)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X