Hotline 24/7
08983-08983

Xuất hiện giun sau khi uống thuốc xổ 1 tuần, có nên dùng tiếp?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, Em đã dùng thuốc giun được 1 tuần rồi nhưng bây giờ lại xuất hiện giun ở hậu môn (chỉ có vài con). Em vẫn uống thuốc 6 tháng 1 lần. Vậy xin hỏi bác sĩ em cần mua thuốc về uống nữa không?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Uống thuốc xổ giun. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống thuốc xổ giun. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo như mô tả có khả năng em bị nhiễm giun kim. Giun kim cái chỉ đẻ trứng về đêm ở các nếp nhăn của hậu môn vật chủ, trứng giun khi đẻ ra đã có ấu trùng non. Tại các nếp nhăn hậu môn của vật chủ, trứng giun kim có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển thành ấu trùng cử động được.

Do vậy người nhiễm giun kim dễ bị tự tái nhiễm nếu dùng tay gãi hậu môn có trứng giun sau đó cầm thức ăn, uống, hoặc mút tay ở trẻ nhỏ. Quan sát bằng mắt thường có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn. Giun kim còn có đường truyền nhiễm bất thường là chu kỳ ngược dòng: Trứng giun kim phát triển thành ấu trùng tại các nếp rãnh hậu môn và nở thành ấu trùng. Những ấu trùng này chui vào hậu môn và di chuyển ngược lên manh tràng để phát triển thành giun trưởng thành. Kiểu chu kỳ này hiếm gặp.

Nếu trước đó em dùng thuốc xổ giun, thường là Fugacar (Mebendazole 500 mg) uống liều duy nhất cho cả người lớn và trẻ em, nên điều trị nhắc lại sau 1 tháng với liều như trên. Nếu trong nhà có nhiều người cùng bị thì nên điều trị đồng loạt để tránh tái nhiễm em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Giun kim là một loài ký sinh trùng nhỏ có thể sống trong ruột kết và trực tràng. Bạn sẽ nhiễm giun kim khi ăn phải trứng giun kim. Sau đó các quả trứng sẽ nở trong ruột. Trong lúc bạn ngủ, giun cái sẽ rời khỏi ruột và đến hậu môn để đẻ trứng ở vùng da quanh đó. Khi bạn đi ngoài mà không rửa tay kỹ, trứng giun có thể bám vào tay và lây lan sang người khác. Trứng giun có thể sống trên bề mặt đồ dùng sinh hoạt hằng ngày đến 2 tuần.

Ngứa quanh hậu môn hoặc mông (đặc biệt khi về đêm) là triệu chứng phổ biến nhất khi bạn nhiễm giun kim. Các triệu chứng nhiễm giun kim khác có thể bao gồm tấy da quanh hậu môn, khó ngủ và ngứa vùng âm đạo.

Để điều trị nhiễm giun kim, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn và tất cả các thành viên trong gia đình cùng uống thuốc xổ giun để tránh bị ảnh hưởng. Kem hoặc thuốc bôi có thể giúp làm giảm ngứa ngáy và khó chịu. Giun sẽ bị chết trong một vài ngày sau khi uống thuốc và sẽ hết ngứa trong 1 tuần.

Các thành viên trong gia đình phải rửa tay và làm sạch móng tay thường xuyên. Nên tắm mỗi ngày và rửa sạch vùng hậu môn cẩn thận. Không nên bỏ tay hoặc bất kỳ đồ vật khác vào miệng do trứng giun có thể lây truyền qua đường này. Dùng nước nóng để rửa chén, dụng cụ ăn uống, quần áo, giường chiếu và khăn tắm. Đồ chơi của trẻ em phải được làm sạch bằng thuốc sát trùng.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm giun kim:

- Nói với bác sĩ của trẻ về các bệnh và thuốc đang dùng khác.
- Gọi bác sĩ nếu không bớt ngứa sau 1 tuần.
- Cho trẻ uống thuốc đúng theo chỉ dẫn.
- Dạy trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Báo cho y tá ở trường hoặc người trông trẻ nếu trẻ bị nhiễm giun kim.
- Giữ móng tay trẻ sạch sẽ và không để móng tay dài.
- Tắm cho trẻ và thay đồ lót và ga giường mỗi ngày.
- Dùng nước thật nóng để rửa chén, cọ sạch tất cả các đồ chơi có thể rửa bằng dung dịch tẩy trắng và chà toilet kỹ lưỡng.
- Tiếp tục gặp bác sĩ sau khi điều trị để đảm bảo rằng tất cả giun đã bị giết.
- Gọi bác sĩ nếu bất kỳ ai có triệu chứng nhiễm giun trở lại sau khi điều trị hoặc gặp tác dụng phụ từ thuốc mà không biến mất nhanh chóng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X