Hotline 24/7
08983-08983

Viêm họng hạt, làm sao điều trị dứt điểm?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi, em 20 tuổi bị viêm họng hạt mãn tính khoảng 1 năm. Trước đây bị có đỡ rồi, nhưng dạo gần đây tự nhiên hạt lại nổi lên rất nhiều, đau họng, khàn tiếng, khó chịu và soi thấy nắp thanh môn. Bác sĩ cho em lời khuyên phải làm sao để cải thiện tình trạng này ạ?

(Nguyễn Thị Ly - holyb...@gmail.com)

Trả lời

viêm họng hạt tái phátTránh viêm họng hạt tái phát cần vệ sinh răng miệng và thay đổi thói quen ăn uống

Chào em,

Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mạn tính. Bệnh viêm họng mạn tính không phải là bệnh nan y, nhưng lại cần thời gian điều trị kéo dài, bệnh dễ tái phát. Một số trường hợp tìm thấy yếu tố thúc đẩy của bệnh và thay đổi được, như hút thuốc lá, trào ngược dạ dày... thì có thể trị khỏi hẳn, nhưng một số trường hợp không thay đổi được yếu tố thúc đẩy của bệnh (như viêm mũi dị ứng chảy dịch mũi sau) thì khó điều trị khỏi hẳn được. Cho nên, không có 1 con số cụ thể để trả lời thời gian điều trị bệnh viêm họng mạn tính là bao lâu được, tùy người tùy bệnh.

Em đã từng bị bệnh 1 thời gian trước đây, sau đó có 1 giai đoạn bệnh ngưng và đỡ, giờ lại trổi dậy thì không thể là "tự nhiên hạt lại nổi" đâu, em xem lại những yếu tố thúc đẩy của bệnh, như tiếp xúc môi trường khói bụi, có biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản, công việc nói nhiều nói lớn, cơ thể thường xuyên thiếu nước...

Bệnh viêm họng mãn tính không phải điều trị bằng thuốc là chính, chỉ điều trị thuốc khi xuất hiện đợt viêm cấp trên nền mạn (sốt, họng đau tăng, ho tăng, ho đàm đặc có màu), có lúc cần dùng kháng sinh nếu có nghi ngờ nhiễm khuẩn, còn không nghi ngờ nhiễm khuẩn (như uống nước đá lạnh xong bị đau họng ngay) thì không dùng, vì kháng sinh nếu dùng bừa bãi sẽ bị kháng thuốc, dùng không cần thiết thì gây nóng trong người, loạn khuẩn ruột... do đó nên khám bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng để được điều trị thích hợp, có sổ lưu các thuốc đã dùng.

Song song đó, bác sĩ còn kiểm tra và điều trị đồng thời những yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh, như đã trình bày ở trên, vì thế em nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để điều trị xong đợt cấp này, đồng thời khám chuyên khoa Tiêu hóa xem có bệnh về dạ dày thực quản hay không, cố gắng kiểm soát các yếu tố thúc đẩy bệnh.

Ngoài đợt cấp thì để điều trị viêm họng mạn chủ yếu là phòng ngừa không để xuất hiện đợt cấp của bệnh chứ không phải là thuốc, phòng ngừa bằng cách vệ sinh răng miệng sạch ngày 2-3 lần sau khi ăn, súc miệng nước muối trước và sau ngủ dậy, vệ sinh lưỡi mỗi ngày (không cạo lưỡi mạnh), uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, không nằm hay vận động mạnh trong vòng 2 giờ sau ăn, tối nên nằm đầu cao, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X