Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao không uống thuốc điều trị nhiễm sán chó lại có tình trạng ngứa?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi bị ngứa mình mẩy, đi xét nghiệm thì bác sĩ nói nhiễm sán chó và cho tôi uống 2 viên thuốc điều trị, dặn tuần sau uống 2 viên nữa. Từ khi uống thuốc đến nay tôi vẫn còn bị ngứa châm chích; uống thuốc ngứa thì hết, không uống thì ngứa. Tôi có hỏi bác sĩ thì bác sĩ kêu tôi uống thêm 2 viên thuốc điều trị nữa (tôi chưa uống) và nói đến 6 tháng sau xét nghiệm lại.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Bạn mô tả bị ngứa da nhưng không rõ có sang thương da không hay chỉ là cảm giác ngứa thôi? Ấu trùng sán chó có thể xâm nhập vào cơ thể người khi gặp điều kiện thuận lợi nhưng thường không thể tiếp tục sinh trưởng được nữa, do đó sẽ bị đào thải sau một thời gian.

Không phải cứ nhiễm sán chó là sẽ bị ngứa và ngược lại, ngứa cũng là triệu chứng do nhiều nguyên nhân không thể chỉ quy cho sán chó. Các nguyên nhân có thể do côn trùng cắn đốt, dị ứng thức ăn, xà phòng, quần áo, nước bẩn, bệnh gan, bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên…

Bạn nên khám chuyên khoa Da liễu để được kê toa điều trị thích hợp bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Toxocara spp là một nhiễm trùng lây truyền từ động vật sang người (zoonosis) do giun tròn ký sinh thường được tìm thấy trong ruột của chó (Toxocara canis) và mèo (T. cati). Được gọi là bệnh giun đũa chó hay còn gọi là sán chó.

Nhiều người cho rằng ngứa, nổi mề đay chỉ là do cơ thể dị ứng với các tác nhân từ bên ngoài như thực phẩm, lông chó, bụi, hóa chất… Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân gây ngứa da có thể là do mắc bệnh ký sinh trùng giun sán, đặc biệt là bệnh sán chó. Đây là một nguyên nhân khó nhận biết bằng những cách đơn thuần mà chỉ khi thực hiện xét nghiệm tình trạng nhiễm giun sán mới có thể phát hiện được.

Hiện nay phần lớn bệnh nhân có biểu hiện dị ứng mề đay, ngứa da đều cho kết quả xét nghiệm máu bị nhiễm toxocara canis giun đũa chó.

Bệnh giun sán hiện nay nếu được xét nghiệm, điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn, để lâu bệnh gây biến chứng lên não, gan, mắt rất nguy hiểm.

Để phòng ngừa nhiễm sán chó, bạn nên:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay sạch trước khi ăn, nhà cửa phải được lau dọn sạch sẽ, ăn chín, uống chín, nếu ăn rau sống phải rửa sạch bằng thuốc tím và rửa dưới vòi nước đang chảy.

- Nên tắm cho chó thường xuyên, khám sức khỏe định kỳ ở cơ sở thú y và xổ giun định kỳ. Thu gom, xử lý phân chó như phân người, không để chó ỉa bậy khắp nơi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X