Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao khẩu vị của người lớn tuổi lại thay đổi?

Câu hỏi

Mẹ tôi năm nay 71 tuổi, ăn cơm canh rất ít, chỉ thích ăn vặt thôi. Sáng dậy uống sữa, sau đó ăn trái cây, bánh… Trưa 1 hũ yaourt và tối uống một ly sữa nóng. Có khi 2 ngày mới ăn được tí xíu cơm, dù người nhà đã động viên rất nhiều. Bà bảo giờ bà ăn cơm không thấy ngon miệng nữa. Xin hỏi bác sĩ, vì sao khẩu vị của người lớn tuổi lại thay đổi nhiều như vậy? Việc chỉ uống sữa (Ensure, Sure Prenvent) và ăn đồ ăn vặt như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe? Tôi lo rủi như bị bệnh thì không có sức chống chọi. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Thay đổi khẩu vị ở người cao tuổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Thay đổi khẩu vị ở người cao tuổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Như đã nói phần trên, về mặt sinh lý tiêu hóa và nhiều chức năng sinh học - sinh lý - sinh hóa khác… đã ít nhiều suy giảm do quá trình lao hóa vì đây là quá trình - quy luật tự nhiên.

Mời bạn xem bài viết "Dinh dưỡng nhiệm mầu xóa mờ vết nhàu tuổi tác" để hiểu rõ hơn và chăm sóc tốt cho người cao tuổi.

Việc ăn uống nhạt miệng, thay đổi thói quen ăn uống… thì cũng là chuyện thường ở người cao tuổi. Tuy nhiên, cần phải đánh giá chính xác tình trạng dinh dưỡng của cụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Tốt nhất bạn nên đưa bác đến cơ sở y tế về lão khoa hay đa khoa để được khám tổng quát và được bác sĩ chẩn đoán và điều trị chuyên biệt nếu cần. Trường hợp bà cụ nhà bạn, nếu thấy bà không giảm cân, vẫn vui vẻ và sinh hoạt bình thường với gia đình và cộng đồng thì không đáng lo lắm! Dừng bắt ép bà ăn uống theo khẩu phần mà ý bạn mong muốn nhé!

Trân trọng kính chào.

Mời tham khảo thêm:


Ăn không ngon là cảm giác hay gặp ở người cao tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến người cao tuổi có cảm giác ăn không ngon. Muốn khắc phục tình trạng trên cần phải hiểu rõ nguyên nhân để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học đảm bảo dinh dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ.

Người cao tuổi khi các giác quan suy giảm hơn như: mắt nhìn mờ, mũi ngửi kém, cảm giác ở lưỡi cũng không còn nhạy làm cho việc ăn uống kém ngon. Hơn nữa, các chân răng bắt đầu yếu, cơ xương hàm teo nhão làm cho sức nhai bị giảm đi khá rõ. Nhất là người cao tuổi có răng giả hoặc răng yếu bị lung lay nên khi ăn người cao tuổi nhai nuốt rất khó khăn; yếu sức hoặc đau nhức không sử dụng tay hữu hiệu để đưa thức ăn vào miệng; ăn chậm làm thức ăn nguội không hấp dẫn. Người cao tuổi còn kém ăn do suy giảm vị giác, lượng nước bọt, hoặc mắc một số bệnh mạn tính như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, hen phế quản, thoái hóa khớp, mất ngủ… khiến cơ thể mệt mỏi, đau đớn dẫn đến chán ăn.

Ngoài ra, người cao tuổi thường mắc các bệnh mạn tính do đó thường xuyên phải sử dụng thuốc. Trong đó  có một số thuốc có tác dụng phụ khiến bị đầy hơi, không tiêu và có cảm giác ăn không ngon như: Các thuốc trị bệnh tim, thuốc an thần, thuốc ngủ, chống đau nhức, thuốc trị cảm, chống nghẹt mũi… làm giảm thích thú trong ăn uống, thậm chí có người thường xuyên bỏ dở bữa ăn.

Muốn khắc phục tình trạng này người cao tuổi cần ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, không nên ăn quá no, không ăn mặn, không ăn nhiều mỡ. Cần ăn nhiều bữa trong ngày,  có thể là 4 hoặc 5 bữa. Cần thay đổi khẩu vị ăn uống, thức ăn mềm, lỏng cho thích hơp với người cao tuổi.

Đối với những người cao tuổi mắc một sô bệnh mạn tính cần có chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ.

Người cao tuổi cần tránh mọi tác nhân kích thích như: ruợu; hút thuốc lá, thuốc lào; chè đặc, cà phê... gây mất ngủ.  Ăn hoa quả hàng ngày để tăng cường cung cấp vitamin cho cơ thể. Cần rèn cho mình thói quen tập thể dục thường xuyên phù hợp với khả năng. Cần đi khám sức khỏe theo định kỳ.


Bác sĩ Nguyễn Vũ Linh
Trưởng ban đào tạo và truyền thông dinh dưỡng Vinamilk

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X