Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao đã uống 2 tuần thuốc nhưng triệu chứng của bàng quang tăng hoạt không giảm?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em có đi khám và được xét nghiệm nhiễm lậu, bác sĩ có kê cho em thuốc Assolox, Doxycyclin và Meloxicam, Camoas trị bàng quang tăng hoạt. Sau 1 tuần em xét nghiệm lại thì lậu âm tính nhưng bacille + và germes banaux +. Bác sĩ kê Cefpodoxime. Sau 1 tuần thì tình trạng tiểu dắt của em vẫn không đỡ, nhưng bác sĩ quả quyết em đã hết vi khuẩn, không cần xét nghiệm lại, chỉ cần điều trị bàng quang tăng hoạt. 2 tuần uống thuốc tình trạng vẫn không khả quan ạ. Em muốn hỏi là nếu như vậy thì khả năng em đã hết vi khuẩn chưa hay em chỉ còn triệu chứng bàng quang tăng hoạt thôi? Vùng hậu môn của em rất nóng, như đang ngồi trên yên xe nóng vậy, thì bàng quang tăng hoạt hay nhiễm trùng tiểu có gây nóng vậy không ạ hay triệu chứng của trĩ ạ, vì em bị trĩ độ 2 nhưng trước giờ không nóng như vậy. Em cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời
Bàng quang tăng hoạt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bàng quang tăng hoạt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nóng rát hậu môn vài ngày rồi tự hết thường gặp nhất trong nứt hậu môn do tiêu phân cứng (táo bón) và thường đi kèm với trĩ, thứ hai là do ăn đồ nóng nhiều gia vị như ớt, tiêu, một vài trường hợp do bia rượu.

Hiện tại nếu em đã kiểm tra ở chuyên khoa Niệu, có kết quả vi trùng học âm tính, xét nghiệm nước tiểu bình thường thì có thể yên tâm là không còn vi khuẩn lậu nữa. Bệnh lý ở trực tràng - hậu môn có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn đi tiểu của em. Em nên khám thêm chuyên khoa Tiêu hoá để làm rõ chẩn đoán và điều trị em nhé!
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bàng quang tăng hoạt là tình trạng rối loạn chức năng bàng quang do tăng co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên cộng với mất phối hợp hoạt động bàng quang - cơ thắt niệu đạo gây ra mót đi tiểu nhiều lần và khó nhịn tiểu, có thể tiểu không tự chủ.

Người bị bệnh có những triệu chứng như tiểu nhiều lần, tiểu đêm, són tiểu. Không chỉ là một rắc rối của cơ thể, bàng quang tăng hoạt còn làm giảm chất lượng sống khiến bệnh nhân không dám đi xa, không thể tham gia sinh hoạt hội họp hay đi công tác nên bỏ lỡ nhiều cơ hội trong cuộc sống.

Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể điều trị khỏi nhưng có thể tái phát theo từng giai đoạn nếu có các yếu tố thuận lợi xuất hiện. Việc điều trị có thể kéo dài với phác đồ bao gồm các bước tùy theo mức độ nặng của bệnh, từ không xâm lấn đến phải can thiệp ngoại khoa như:

- Thay đổi thói quen sống.

- Tập bàng quang.

- Thuốc.

- Kiểm soát hoạt động thần kinh.

- Phẫu thuật.

Việc chỉ định sử dụng thuốc tùy theo đánh giá của bác sĩ về nguyên nhân sinh bệnh cũng như các yếu tố tạo thuận lợi. Thông thường gồm các loại:

- Thuốc kháng cholinergic.

- Thuốc giãn cơ trơn bàng quang.

- Thuốc chống trầm cảm.

- Thuốc kháng histamine.

- Tiêm botulinum toxin vào cơ bàng quang.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X