Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao bị khó thở, đau trước ngực, cồn cào... trên nền bệnh dạ dày?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi năm nay 32 tuổi, nặng 42kg, đi khám bác sĩ nói tôi bị viêm hang vị tiền môn vị, trào ngược dạ dày, sỏi mật 5mm. Tôi điều trị dạ dày hơn 8 tháng nhưng tình trạng viêm vẫn còn. Tôi thường xuyên bị khó thở, đau phần trước ngực, đôi lúc thắt co thắt ở tim, thường xuyên cảm giác cồn cào, tay chân bủn rủn, mệt mỏi, có hiện tượng hạ đường huyết dù cơ thể không đói. Tôi có bị bệnh gì không? Muốn kiểm tra bệnh thì nên kiểm tra gì và đi khám khoa nào ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Biểu hiện bệnh của bạn phù hợp với chẩn đoán viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, nhưng bác sĩ chưa thể giải thích rõ cho bạn được lý do vì sao điều trị 8 tháng vẫn chưa ổn. Nếu được, bạn vui lòng cung cấp kết quả nội soi kèm toa thuốc trong thời gian qua để được tư vấn cụ thể hơn.

Ngoài ra, nếu có nhiều triệu chứng như trên, với tần suất khám bệnh tiêu hoá đều đặn, bạn có thể khai bệnh trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá, để định hướng nguyên nhân và chuyển đúng chuyên khoa.

Thông thường cảm giác cồn cào, run tay chân có thể gặp ở ngườicó khối u tiết insulin, ăn uống kém, rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận, thần kinh… Để loại trừ nguyên nhân hạ đường huyết, trước hết cần kiểm tra đường máu khi có triệu chứng, điều này có thể dễ dàng thực hiện ở bất kì cơ sở y tế nào bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trào ngược dạ dày thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng (không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể) hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

- Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,... vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.

- Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa...), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate...

- Cần kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15cm so với chân.

- Giảm cân nếu thừa cân, béo phì.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X