Hotline 24/7
08983-08983

Vẫn còn ngứa và nổi mề đay sau điều trị giun đầu gai, có nên dùng theo toa thuốc cũ?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ ạ! Em vừa có gọi điện nhờ BS tư vấn giúp em ạ. Em bị giun đầu gai, đã đi khám ở bệnh viện sốt rét ký sinh trùng trung ương tại Hà Nôi. BS kết luận dương tính vs giun lươn (chỉ số 0.211) và giun đầu gai (chỉ số 0.344). BS có kê đơn thuốc cho em uống 21 ngày. Sau khi uống xong đợt điều trị em vẫn còn ngứa và nổi mề đay rất nhiều. Em có xét nghiệm lại tại viện medlatec, kết quả giun lươn đã âm tính nhưng giun đầu gai vẫn còn và chỉ số tăng lên 0.5. Vì dịch bệnh em đang ở Lào Cai không thể về Hà Nội khám lại được. Em mong BS cho em lời khuyên: em có nên tiếp tục điều trị đợt 2 theo đơn thuốc đợt 1 được không ạ? Em mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ ạ!

(ZL Nguyễn Gấm)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em,

Sau khi nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, kháng thể IgG đối với tác nhân gây bệnh đó có thể tồn tại kéo dài nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm trong cơ thể.

Nên việc đánh giá hiệu quả điều trị giun bằng thử kháng thể IgG là không chính xác.

Hiệu quả điều trị đối với giun đầu gai bằng phác đồ Albendazol lên tới hơn 90%, do đó em không nên quá lo lắng về vấn đề nhiễm giun nữa.

Mày đay hay mề đay là bệnh lý ở da với biểu hiện viêm da, dị ứng ngoài da, thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa nhưng cũng có khi không theo mùa.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, nhiễm ký sinh trùng chỉ là một số rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh mày đay có thể là: yếu tố di truyền; do thời tiết và các yếu tố ngoài môi trường; do thức ăn, thực phẩm và thuốc; do nọc độc của một số loại côn trùng khi bị đốt; do căng thẳng cảm xúc; do nhiễm virut, vi khuẩn; do nhiễm một số loại ký sinh trùng; do cọ xát, tiếp xúc với hóa chất...

Hiện tại trong thời gian dịch bất ổn, em có thể tạm điều trị giảm triệu chứng bằng các thuốc kháng histamin (fexofenadine, certirizine...) và dưỡng ẩm da, tránh hoá chất, tránh các thức ăn gây dị ứng.

Nếu bệnh còn dai dẳng không đỡ thì nên sắp xếp khám chuyên khoa Da Liễu khi dịch ổn định em nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X