Hotline 24/7
08983-08983

Uống nước bao nhiêu là đủ trong mùa nắng nóng?

Câu hỏi

Em đọc lời khuyên trên mạng thì thấy nên uống 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày, nhưng cụ thể là bao nhiêu thì em không biết rõ. Xin hỏi, liệu có cách tính nào cho từng người, lứa tuổi không ạ? Trong mùa hè, nên uống nước thế nào cho đúng? Em cảm ơn ạ. (Trần Thị Phương Hằng - tranphuonghang65...@gmail.com)

Trả lời

Cung cấp đủ nước cho cơ thể là chìa khóa cho một cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc và tràn đầy năng lượng (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể tuỳ theo điều kiện sinh hoạt, thời tiết, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý như mang thai, cho con bú, hoặc tình trạng bệnh lý như sốt, tiêu chảy, mắc các bệnh nhiễm trùng và các bệnh rối loạn chuyển hoá. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng như cầu nước của mỗi lứa tuổi như sau:

Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10 - 18) tuổi nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 - 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg.

Theo cân nặng: trẻ em từ 1 - 10kg nhu cầu nước là 100ml/kg; trẻ em từ 11 - 20kg nhu cầu nước: 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên; trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

Nếu bạn uống đủ nước, bạn sẽ đi tiểu khoảng 2 - 4h/lần, nước tiểu không màu hoặc màu vàng rất nhạt. Nếu có màu đậm hơn, bạn không uống đủ nước. Nhức đầu và chóng mặt là dấu hiệu của mất nước, bạn cần bổ sung ngay lập tức.

Những sai lầm cần tránh khi uống nước trong mùa hè?

Trời nóng, đi ra ngoài về, cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy. Tuy nhiên đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm với những người vừa chạy về hoặc làm việc nặng...

Đồng thời, uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri...; từ đó cảm giác khát lại càng tăng, chưa kể sẽ khiến bụng bị chướng, có thể bị nấc cụt. Do vậy giải pháp tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.

Bên cạnh đó, trời nóng bức nên nhiều người có nhu cầu uống nước mát lạnh thậm chí là nước đá. Tuy nhiên thói quen uống nước đá, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (do nước đá được làm từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh) mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Vì vậy, nên uống nước ấm. Nhiệt độ của nước thích hợp nhất là 10-30 độ C.

Đặc biệt, mọi người thường có thói quen chỉ uống nước khi khát và khi khát thì uống liên tục. Đây là thói quen không tốt cần phải thay đổi bởi vì khi cơ thể cảm thấy khát là lúc cơ thể đã thiếu nước. Vì vậy, việc uống nước đầy đủ, thường xuyên ngay cả khi không khát sẽ giúp mỗi người khỏe mạnh hơn, làm việc tốt hơn và lâu mệt mỏi hơn.

Nếu chỉ uống nước khi khát hoặc để khát lâu mới uống sẽ khiến người nhanh mệt mỏi. Còn uống "ừng ực” cho thỏa cơn khát sẽ cản trở tiêu hóa, khiến tim đập nhanh, khó thở, ra mồ hôi lạnh…

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, không nên uống các loại chất lỏng chứa cồn hay quá nhiều chất đường khiến cơ thể thêm mất nước.

Trân trọng!

>>> Nắng nóng, ăn uống gì để giải nhiệt?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X