Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có biểu hiện gì?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Con trai tôi 6 tuổi, cháu có một số triệu chứng sau: - Cháu nghịch suốt ngày, rất ít khi để chân tay không, kể cả lúc đi ngủ cháu hoặc là nghịch hoặc là nói chuyện. - Khi cháu tập trung chơi hoặc làm gì thường sẽ ít để ý đến ý kiến người lớn, trừ việc quát tháo hay dỗ ngọt. - Khi làm gì phật ý cháu nổi khùng và rất hung dữ: Ví dụ anh cháu làm rách lá bài yêu thích lập tức cháu gào thét bắt đền, không được đáp ứng cháu vừa khóc vừa dậm châm xuống đất, rồi lao vào xé sách của anh. Chơi với trẻ con hàng xóm nếu bị đánh cháu sẽ tìm cách đánh bằng được bạn mới thôi. - Cháu có trí nhớ rất tốt, đã thỏa thuận hoặc hứa gì đều nhớ và thực hiện. Khả năng ngôn ngữ cũng tốt: rất hay bắt bẻ người khác về câu chữ, cháu đang học tiếng Anh và nhớ tất cả các từ được học. - Cháu tăng cân chậm (hiện tại cháu 6 tuổi 18.5kg, cao 1.1m) và rất lười ăn. Xin bác sĩ cho biết với các triệu chứng trên cháu có phải mắc chứng tăng động giảm chú ý không? Trân trọng. Tiền sử: Cháu đã 2 lần bị co giật vì sốt: lần thứ nhất năm 2 tuổi cháu bị co giật mạnh người cứng đơ. Lần thứ 2 năm 3 tuổi rưỡi chỉ bị chớm. (Nguyễn Hải - Hà Nội)

Trả lời

Ảnh minh họa - nguồn internet

Ảnh minh họa - nguồn internet
 
Chào bạn,
 
Nếu chỉ dựa vào những gì bạn mô tả thì khó có thể khẳng định bé có mắc hội chứng tăng động, giảm chú ý hay không? Tuy vậy, bạn có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để có thể khẳng định thêm.
 
Trường hợp bé có thêm những biểu hiện của rối loạn tăng động thì bạn cần phải đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên biệt để khám và điều trị ngay vì nếu phát hiện muộn, khả năng chữa khỏi là rất thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập, cuộc sống hàng ngày, cũng như sự nghiệp sau này của bé.

Một số biểu hiện của chứng tăng động giảm chú ý:

- Thường quên bài vở, mất dụng cụ học tập: Ở lớp, bé tăng động thường hay quên tập vở ở nhà. Khi về nhà, bố mẹ lại thường đau đầu do con liên tục làm mất bút (thậm chí mất cả cặp) khiến phải mua mới liên tục và dặn dò kỹ lưỡng nhưng bé “quên vẫn hoàn quên”. Một số biểu hiện thường thấy ở bé mắc hội chứng tăng động giảm chú ý.

- Không giao tiếp với bạn bè: Bé tăng động thường thiếu tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh kể cả bạn bè, thầy cô. Điều này khiến bé khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới.

- Lơ đãng, hay mơ màng: Bé tăng động không hề kém thông minh so với các bạn. Tuy nhiên, chúng gặp khó khăn để lắng nghe hướng dẫn từ thầy cô, từ đó thường xuyên tỏ ra lơ mơ, không kịp nắm bắt lời giảng hoặc những yêu cầu của việc làm bài tập.

- Không tập trung trong lớp: Trong cơ thể bé tăng động dường như có một “chiếc máy hoạt động không nghỉ”, bé thường không thể ngồi im. Xu hướng là luôn cố gắng đứng lên và chạy xung quanh. Khi buộc phải ngồi xuống, bé cảm thấy rất khó chịu thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế.

- Khó đợi đến lượt: Bé tăng động thường không có khả năng nhận biết được nhu cầu, mong muốn của người khác. Bé có thể cắt ngang lời khi người khác đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt của mình trong hoạt động ở lớp hoặc khi chơi cùng với bạn.

- Hay quậy phá, dễ nổi giận: Bé tăng động rất khó kiềm chế cảm xúc. Bé có thể bùng phát các cơn thịnh nộ ở những thời điểm không phù hợp.

- Kết quả học tập không ổn định: Do độ tập trung kém sẽ dẫn đến việc tiếp thu chậm nên kết quả học tập ở bé tăng động thường không ổn định. Bé cũng gặp khó khăn về đọc và viết, khoảng 20% mắc chứng tăng động cần phải có chế độ giáo dục đặc biệt.

Nếu bé hội đủ các yếu tố liệt kê trên thì bạn nên đưa bé đi khám kịp thời. Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn.
ThS Tâm lý Kiều Thanh Hà
 AloBacsi.com
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe miễn phí




AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X