Hotline 24/7
08983-08983

Trào ngược dạ dày, lưu ý gì để điều trị hiệu quả?

Câu hỏi

Chào BS ạ,

Khoảng trên 1 tháng nay em có đi khám ở bệnh viện ĐH Y dược TPHCM cũng mới đi tái khám. BS chẩn đoán em bị trào ngược dạ dày thực quản có cho thuốc uống, triệu chứng hiện tại vẫn còn ăn uống khó nuốt ở cổ họng, đau tức ngực sau xương ức lúc ăn cũng như không ăn, sụt cân, khi ăn có cảm giác thức ăn khó đi qua vùng ngực. Xin bác sĩ tư vấn dùm ạ!

(Lê Phước Xuyên - lephuoc...@gmail.com)

Lê phước xuyên

Trả lời

Trào ngược dạ dày hiện nay không phải là một vấn đề gì quá xa lạ. Số lượng người mắc bệnh cũng có dấu hiệu gia tăng nhất là ở độ tuổi trường thành

Chào bạn,

Nuốt khó thường liên quan tới chứng co thắt tâm vị.

Đây là một bệnh lý của thực quản gặp nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên, có nguyên nhân xuất phát từ bất thường chức năng của thần kinh và cơ thực quản gây khó nuốt và đôi khi đau ngực, thường đi kèm với trào ngược dạ dày thực quản với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức.

Với kết quả nội soi có thể khẳng định chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản – viêm dạ dày trong trường hợp của bạn.

Thông thường, thời gian dùng thuốc trung bình từ 6-8 tuần, kết hợp với thay đổi lối sống phù hợp mới có thể cải thiện tình trạng bệnh.

Bạn nên tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh phác đồ cho phù hợp và hướng dẫn chế độ ăn cụ thể.

Trong và cả sau quá trình điều trị, để có hiệu quả và phòng ngừa tái phát, bạn cần tránh một số yếu tố nguy cơ, thúc đẩy bệnh trào ngược dạ dày thực quản như: Rượu bia, thuốc an thần, cà phê, socola, bữa ăn nhiều chất béo và cả thuốc lá.

Đa số bệnh nhân được khuyên nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no, không mặc quần áo chật (và đương nhiên những bữa nhỏ này cũng là những bữa ăn hạn chế dầu, mỡ, gia vị chua cay).

Nếu thừa cân, béo phì thì nên giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý, không thức khuya, làm việc khuya.

Tránh lo lắng căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái và có biện pháp để nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý.

Nếu bệnh dai dẳng và vẫn có cảm giác chua miệng, ợ chua thì bạn cần khám bác sĩ để kê toa các liệu pháp mạnh tay hơn trong điều trị bệnh để bệnh dứt điểm sớm bạn nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác Alobacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X