Hotline 24/7
08983-08983

Toilet xuất hiện giun kim, liệu gia đình có nguy cơ nhiễm?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, em tình cờ phát hiện bồn cầu trong toilet nhà em có một con giun nhỏ khoảng 5-6mm màu trắng. Vậy thì nhà em có ai có nguy cơ nhiễm giun sán không ạ? Tất cả thành viên trong nhà vừa xổ giun định kỳ cách đây khoảng 1 tháng và hiện không ai có triệu chứng gì khác thường ạ. Em xin cảm ơn. Chúc bác sĩ một ngày vui vẻ.

Trả lời

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo mô tả loại giun mà bạn thấy được có thể là giun kim, người là vật chủ tự nhiên duy nhất, đường lây truyền là phân-miệng, thông qua các vật dụng quần áo, đồ chơi, nên đối tượng thường dễ nhiễm là trẻ nhỏ. Sau khi nuốt phải, trứng thường đẻ trứng trong tá tràng trong vòng 6 giờ.

Giun trưởng thành sau đó khoảng chừng 2 tuần và có tuổi thọ khoảng 2 tháng. Giun trưởng thành thường ký sinh ở đoạn cuối của hổng tràng, hồi tràng, túi ruột thừa và đoạn đầu của đại tràng lên. Giun cái có kích thước trung bình 10mm x 0.7mm, ngược lại giun đực thì nhỏ hơn.

Điều trị loại giun này cũng khá đơn giản, bạn có thể dùng thêm 1 liều sổ giun (albendazone hoặc mebendazole) sau lần sổ giun trước 2 tuần. Cách phòng ngừa tốt nhất tránh tái nhiễm là nên rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, tránh ăn các loại thức ăn chưa được nấu chín, thường xuyên phơi nắng chăn màn quần áo.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Bé bị nhiễm giun kim, điều trị trong bao lâu?

>>Làm sao để điều trị giun kim khi đang cho con bú?

Nhiễm giun kim là một trong những bệnh ký sinh trùng ở người khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể lây từ người này qua người khác, nên việc phòng ngừa không hề đơn giản.

Đường lây truyền bệnh giun kim:

- Đường tiêu hóa: trẻ nhiễm giun kim có thể ngứa hậu môn và đưa tay gãi, sau đó dùng tay này cầm nắm thức ăn, đồ uống, vô tình đưa trứng giun kim vào lại miệng và tiếp tục chu trình của giun kim trong cơ thể người. Các vật dụng như đồ chơi, bút viết cũng có thể có trứng giun từ bàn tay của trẻ nhiễm giun kim, điều này làm lây truyền giun kim ở những nơi đông đúc, chật chội như nhà trẻ.

- Nhiễm giun kim ngược dòng: Ấu trùng giun kim nở ra từ trứng có thể chui ngược lên lại ruột và tiếp tục phát triển và gây bệnh.
Giun kim là một bệnh có thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau đây:

- Giữ vệ sinh cá nhân: Cắt ngắn móng tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; trẻ nhỏ cần được vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

- Không cho trẻ mút tay, tránh gãi quanh hậu môn.

- Vệ sinh nhà ở, lớp học sạch sẽ; các đồ dùng, đồ chơi của trẻ cũng cần được cọ rửa, làm sạch; vệ sinh toilet kỹ lưỡng.

- Tẩy giun định kỳ.

- Khi nhiễm giun cần phải được điều trị triệt để.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X