Hotline 24/7
08983-08983

Tình trạng nhiễm Hp của tôi có cần dùng thuốc không?

Câu hỏi

BS cho hỏi, Kết quả xét nghiệm Hp của tôi: Hp test IgG (elisa) neg < 5U/mL (<20u /mL GZ: 20-30), Hp test IgM pos 46.15U/mL (<30u/mL , GZ : 30-40). Vậy tình trạng như thế nào và có cần dùng thuốc không ạ? Tôi bị viêm xoang, dạo gần đây ăn uống kém, trong người mệt mỏi, uể oải.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Uống thuốc điều trị Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Uống thuốc điều trị Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Hp là 1 loại vi khuẩn có thể gây viêm loét dạ dày. Xét nghiệm mà em làm là xét nghiệm tìm kháng thể kháng Hp trong máu. Kết quả xét nghiệm của em là IgM dương tính còn IgG âm tính, có nghĩa là em mới nhiễm Hp. Nếu chỉ có xét nghiệm máu dương tính với Hp nhưng không có bất kỳ khó chịu ở dạ dày không cần điều trị Hp, còn nếu có khó chịu gì hướng đến viêm loét dạ dày tá tràng thì có chỉ định tiệt trừ Hp và điều trị viêm loét dạ dày.

Khi cần điều trị Hp thì BS sẽ phải dùng kháng sinh, vì đây là vi khuẩn, và phải dùng 2 loại kháng sinh phối hợp với thuốc ức chế tiết dạ dày từ 10-14 ngày mới diệt được Hp (phác đồ chuẩn của hội tiêu hóa gan mật Việt Nam và thế giới), vì chúng trú ẩn sâu trong thành của dạ dày. Sau đó tùy mức độ viêm hay loét của dạ dày mà BS có thể duy trì thêm thuốc điều trị dạ dày (không có kháng sinh nữa) thêm 1 thời gian để dạ dày lành hẳn, và sẽ kiểm tra lại xem đã tiệt trừ Hp thành công chưa.

Triệu chứng ăn kém và mệt mỏi của em có thể do viêm xoang gây nên, chưa điển hình cho viêm loét dạ dày do Hp, do đó em cần khám BS chuyên khoa Tiêu hóa để BS khai thác thêm 1 số thông tin mới quyết định có cần điều trị Hp hay không, nếu điều trị thì kết hợp thuốc thế nào cho phù hợp với các thuốc em đang dùng trị viêm xoang, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Làm sao trị tận gốc viêm loét dạ dày do HP, AloBacsi ơi?

Hp là loại vi khuẩn cư trú trong niêm mạc dạ dày gây ra các bệnh viêm loét dạ dày. Sau khi tiến hành xét nghiệm nếu phát hiện sự có mặt của vi khuẩn này thì việc sử dụng kháng sinh để loại bỏ Hp là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, các loại thuốc chống lại Hp đều có những tác dụng phụ tác động lên cơ thể người bệnh.

Thuốc dạ dày diệt khuẩn Hp bao gồm nhiều loại kháng sinh khác nhau và có thể gây 1 số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, ngứa, nổi ban đỏ, nổi mề đay, sôi bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đi ngoài, viêm đại tràng màng giả, phát ban, các vấn đề về tim mạch, đau đầu, giảm tiểu cẩu trong máu,...

Để làm tăng thành công trong điều trị vi khuẩn Hp và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, bạn nên:

- Sử dụng thêm N-acetyl cysteine để cải thiện sự xâm nhập của kháng sinh qua lớp nhầy dạ dày, tăng hiệu quả của kháng sinh.
- Uống thuốc đúng, đủ liều theo phác đồ điều trị và hướng dẫn của bác sĩ.
- Không sử dụng các chất kích thích trong quá trình uống thuốc.
- Duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục, làm việc điều độ, giảm stress và tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
- Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, chia nhỏ bữa ăn, ăn đầy đủ chất, nhiều hoa quả, rau củ,... nhằm hạn chế tình trạng chán ăn, đắng miệng.
- Uống nhiều nước ấm, có thể bù điện giải bằng oresol nếu người bệnh bị tiêu chảy.
- Không được sử dụng thêm các loại thuốc khác khi đang điều trị dạ dày nếu bác sĩ chưa cho phép. Trước khi bác sĩ khám thì người bệnh nên nói về các bệnh của mình để bác sĩ thay thế các loại thuốc phù hợp.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X