Hotline 24/7
08983-08983

Tình trạng da của em có sao không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Em đi biển thì bị con gì cắn, cảm thấy đau rát ngay tại chỗ. Tối về nhà rát như bị bỏng, em có dùng thuốc rau má Yoosun thì đỡ hẳn. Chỗ đó khô lại, sau 1 tuần thì hơi tấy đỏ. Em có đi BV, BS cho em bôi thuốc Momate, uống Cetirizin và Fexofenadine, vitamin PP, sau 1 tuần khô và bong vảy nhưng da non sần, gồ ghề, tự vỡ ra và chảy nước. Em đi BV thì BS cho thuốc Efodyl, Vezyx, Prednison, Methionin và bôi xanh Methylen nhưng không đỡ. Em lại đi khám BS cho thuốc Cetirizine clindamycin, bôi xanh Methylen, khi nào khô thì bôi Fucidin H. Sau 1 tuần vết thương khô và đóng mài nhưng chỉ lên da non được 1 phần, phần còn lại vẫn chảy nước. Vùng da non có mụn nhỏ vỡ ra, BS cho uống thêm thuốc trên thì em có thai nên ngưng uống. Vậy là vết thương lại chảy nước. Người em bây giờ cũng bị nổi đầy mụn nhỏ như đầu tăm. Có mụn ở tay do thường cọ sát và hoạt động nên bị vỡ chảy nước, lên da non rồi lại nổi mụn nhỏ xung quanh, mụn nhỏ vỡ ra lại chảy nước. Da em khó lên da non, vậy không biết là bệnh gì?

Trả lời

BS Đoàn Mạnh Khải

BS Đoàn Mạnh Khải

Bác sĩ khoa Tạo hình thẩm mỹ - Bệnh viện Từ Dũ

Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào em,

Trường hợp của em là tình trạng viêm da do tiếp xúc, sau đó gây nhiễm trùng, khởi phát trên nền tảng viêm da cơ địa.

Tình trạng này sẽ tái đi tái lại, tuy nhiên do em thai nên sử dụng thuốc uống không phù hợp. Em có thể sử dụng các thuốc thoa theo chỉ định của BS. Trong trường hợp những mụn nước nhỏ rỉ dịch có thể thoa thuốc xanh Methylen hoặc Castellani.

Sau khi các mụn nhỏ khô lại, em có thể tiếp tục sử dụng thuốc thoa như Fucidin H theo chỉ định của BS. Cách tốt nhất là em nên khám và điều trị tại BV Da Liễu TPHCM. Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Viêm da tiếp xúc chữa khỏi hẳn được không, AloBacsi ơi?

Viêm da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da. Đây là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người.

Bạn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất dễ gây kích ứng như axit (kiềm), bazơ (xút), thuốc tẩy, thuốc kháng sinh… Một số hóa chất dù không ban đầu có thể không gây phản ứng viêm da nhưng khi bạn sử dụng thường xuyên sẽ gây ra sự kích ứng ví dụ như nước tẩy sơn móng tay, dung dịch bảo quản kính áp tròng, trụ của khuyên tai hoặc dây đồng hồ bằng kim loại.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

- Tránh tiếp xúc. Ví dụ như tránh mua đồ hoặc chăn len nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm từ len và học cách nhận diện cây thường xuân độc. Bạn nhớ mang găng tay, mặc áo tay dài và quần dài để tránh tiếp xúc với cây và bất kỳ thứ gì đã chạm vào chúng;

- Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn. Thuốc kháng histamin cũng có thể được dùng nếu cần và ngừng uống khi đã bớt ngứa;

- Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước;

- Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;

- Tập thể dục, nhưng phải hiểu da nóng và đổ mồ hôi sẽ gây ngứa nhiều hơn. Rửa và làm mát da nhanh chóng sau khi tập thể dục;

- Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng;

- Rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng và nước nếu bạn tiếp xúc với chất đã từng gây ra viêm da kích ứng;

- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X