Hotline 24/7
08983-08983

Tim đập nhanh theo cơn là bệnh gì?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Năm nay tôi 38 tuổi, đã từng bị suy van tĩnh mạch khoảng 2 năm nay và huyết áp trung bình của tôi là 90/60. Gần đây tim tôi hay đập mạnh theo cơn. Mỗi ngày bị 1 đến 2 lần. Mỗi lần như vậy, tôi thường nằm nghỉ ngơi 1 lúc là khỏe hơn. Nhưng 2 hôm nay, tim tôi đập nhanh theo cơn số lần đã tăng lên, từ sáng tới giờ là 4 lần, kèm theo huyết áp là 80/38. Tôi rất lo lắng cho tình trạng sức khỏe của tôi hiện nay. Rất mong được bác sĩ tư vấn cho tôi nên làm gì và khám chữa bệnh ở đâu? Rất mong bác sĩ trả lời sớm giúp tôi. Xin trân trọng cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nhịp nhanh kịch phát trên thất. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nhịp nhanh kịch phát trên thất. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Có nhiều loại rối loạn nhịp gây cho người bệnh cảm giác khó chịu, hồi hộp, đánh trống ngực… Các cơn này thường được gọi chung là nhịp nhanh kịch phát trên thất, có thể đột ngột xuất hiện rồi đột nhiên mất đi. Nguyên nhân thường do rối loạn dẫn truyền bẩm sinh đã có.

Tuy nhiên, nếu rối loạn nhịp gây tụt huyết áp, tăng cường độ, khó chịu cho bệnh nhân thì cần được xử trí cắt cơn ngay. Bạn nên nhập cấp cứu tại bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để bác sĩ đánh giá tìm nguyên nhân và điều trị, bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất (gọi tắt là tim nhanh trên thất - TNTT) là một thuật ngữ rộng bao hàm nhiều loại rối loạn nhịp nhanh kịch phát trên thất có cơ chế và nó cũng có nguồn gốc khác nhau. Trước đây, một cơn tim nhanh QRS hẹp, đều, xuất hiện đột ngột ở một người không có bệnh tim thực tổn được gọi là bệnh Bouveret. Hiện nay với những tiến bộ của thăm dò điện sinh lý học khoa học đã hiểu được tất các cơ chế gây ra các cơn nhịp nhanh và từ đó đưa ra các cách phân loại cơn nhịp nhanh trên thất cũng như phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nhịp nhanh kịch phát trên thất là một cấp cứu nội khoa vì nếu không điều trị sẽ dẫn đến biến chứng suy tim, ngất.

Trước hết, bảo bệnh nhân đột ngột thay đổi tư thế, hoặc thở thật mạnh, hoặc nuốt một ngụm nước nóng hay lạnh. Khi các hành động trên không khỏi thì ấn nhãn cầu thất mạnh trong 1 - 5 phút. Nếu cũng không khỏi, nên dùng sốc điện (150 – 200W/s) hay digitan tiêm tĩnh mạch chậm (trẻ còn bú: Lanatoside 0,02mg/kg). Ngoài ra, còn có thể dùng propranolol, phenazolin, acetylcholin,...

Người bệnh cần tránh cà phê, rượu và các loại thuốc trị cảm cúm thông thường không theo đơn có chứa pseudoephedrine do những chất này khiến nhịp tim bị rối loạn.

Để giảm thiểu tối đa nguy cơ tái phát cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, người bệnh nên sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, bao gồm những loại thuốc như thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chống loạn nhịp khác.

Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị của thuốc có thể sẽ phải tiến hành nghiên cứu điện sinh tim EPS hoặc điều trị bằng phương pháp đốt tim bằng sóng năng lượng tần số radio. Đây là những phương pháp tốn kém nhưng có hiệu quả khá cao với những người thường xuyên tái phát nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc không có đáp ứng khi sử dụng thuốc điều trị.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X