Hotline 24/7
08983-08983

Thực hư thông tin không nên ăn trứng trước và sau tiêm vắc xin COVID-19?

Câu hỏi

Em nghe nói trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19 mình không được ăn trứng vì dễ gây dị ứng phải không ạ? Em cảm ơn BS. (Thu Hương - TPHCM)

Trả lời

Trứng gà không liên quan đến vắc xin COVID-19 (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Theo BS Trương Hữu Khanh, nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TPHCM, không được ăn trứng trước và sau tiêm vắc xin COVID-19 là quan niệm sai lầm. Ăn trứng không ảnh hưởng đến việc tiêm vắc xin, bởi trong vắc xin COVID-19 không có bất cứ thành phần nào liên quan trứng.

Vắc xin cúm có mối liên hệ với trứng, vì thành phần được làm từ phôi gà. Mọi người cho rằng virus SARS-CoV-2 này giống với chủng virus cảm cúm. Tuy nhiên, đây là hai loại virus hoàn toàn khác nhau.

Vì vậy, trứng không có bất cứ mối liên hệ nào với vắc xin phòng COVID-19. Chúng ta có thể ăn thực phẩm này bình thường, không cần kiêng khi có kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) hướng dẫn 5 điều nên thực hiện trước và sau tiêm vắc xin COVID-19, gồm:

- Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm: Đây là điều quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.

- Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm: Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm: Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

- Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa: Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

- Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng: Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm như: đi bộ chậm...

4 điều không nên

- Không để bụng đói trước khi tiêm: Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.

- Không uống rượu, bia trước và sau tiêm: Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin.

- Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm: Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

- Không ăn nhiều chất béo bão hòa: Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.

Trân trọng!

>>> Có cần ngừng thuốc điều trị tim mạch trước khi tiêm vắc xin COVID-19?

>>> Người bệnh tim mạch có nên tiêm vắc xin COVID-19, cần lưu ý gì khi chủng ngừa?

>>> Trước và sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 nên ăn uống, vận động thế nào?

>>> Quy trình tiêm ngừa COVID-19 sẽ diễn ra thế nào?

>>> Người thuộc diện F2 có được tiêm ngừa COVID-19?

>>> Tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19, có phải cách ly tập trung khi đến địa phương khác?

>>> Sau tiêm vắc xin COVID-19 cần theo dõi cơ thể trong bao lâu?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X