Hotline 24/7
08983-08983

Thực đơn cho bệnh nhân gãy xương quai hàm?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Người thân của tôi bị gãy xương quai hàm, không thể ăn được những vật cứng hoặc quá to, chỉ ăn được chè hoặc cháo loãng. Vậy bác sĩ có thực đơn gì để bổ sung dinh dưỡng cho người bị gãy xương quai hàm không?

Trả lời
Cháo xay nhuyễn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Cháo xay nhuyễn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Người vừa trải qua chấn thương hay phẫu thuật cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, chất đạm cần được chú trọng. Chúng có nhiều trong thịt heo, cá... Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung dinh dưỡng từ các loại đậu hoặc các chế phẩm từ sữa.

Rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin nhóm B, C, PP, A, chất xơ, vitamin C giúp vết thương mau lành, nâng cao sức đề kháng, làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Nếu ăn các vật rắn khó khăn, bạn có thể xay nhuyễn thịt, cá, rau, củ, đậu… để nấu với cháo và bổ sung các cử sữa cho người ăn kém bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương hàm trên được coi là gãy xương mặt. Gãy xương hàm trên có thể gây ra chứng song thị, tê vùng da dưới mắt (vì chấn thương dây thần kinh) hay sự bất thường ở xương gò má (có thể cảm nhận khi di chuyển một ngón tay dọc theo nó).

Các chấn thương đủ mạnh để gây gãy xương hàm cũng có thể làm tổn thương cột sống ở cổ hoặc gây ra chấn động hay chảy máu trong sọ. Gãy xương hàm gây sưng và có thể gây biến dạng mặt. Đôi khi một vết gãy xương còn kéo dài qua răng hay chân răng (gọi là gãy xương hở), tạo ra một khe hở, từ đó vi khuẩn trong miệng có thể lây nhiễm vào các xương hàm.

Gãy xương hàm thường bị gây ra bởi các tai nạn giao thông nghiêm trọng, tai nạn lao động, tại nạn trong sinh hoạt hoặc trong các môn thể thao.

Có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm khó chịu do gãy xương hàm trước khi đến bác sĩ hoặc nha sĩ:

- Chườm đá để giảm sưng;
- Không cố chỉnh lại khớp hàm, làm như thế có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn;
- Làm dải băng bằng khăn tay, khăn quàng cổ hoặc cà vạt, quấn từ dưới hàm lên đỉnh đầu để cố định hàm. Dải băng phải dễ dàng tháo rời trong trường hợp bạn bị nôn;
- Nhẹ nhàng lấy các răng gãy, rụng ra khỏi miệng, đặt vào sữa lạnh, nước muối,… Đem theo những chiếc răng đã gãy đến bác sĩ.

Phòng ngừa gãy xương hàm bằng cách tránh các chấn thương hoặc tác động đến vùng cằm và mặt dưới bằng cách:

- Luôn thắt dây an toàn khi lái xe ô tô, thậm chí ngay cả khi xe bạn có trang bị túi khí;
- Đội nón bảo hiểm và miếng bảo vệ miệng khi chơi các môn thể thao va chạm. Miếng bảo vệ miệng có thể bảo vệ răng và ngăn ngừa gãy xương hàm;
- Đối với trẻ em, không nên khuyến khách con chơi những trò bạo lực bao gồm đánh đấm hay tham gia đấu quyền anh.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X