Hotline 24/7
08983-08983

Teo cơ, bàn tay không cầm nắm được đã 30 năm, phẫu thuật phục hồi được không?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi bị gãy trên khuỷu tay. Di chứng để lại hiện giờ là teo cơ, bàn tay không cầm nắm được (đã 30 năm rồi). Bác sĩ cho tôi hỏi liệu cánh tay tôi như vậy có thể phẫu thuật phục hồi không?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Bàn tay không cầm nắm được do teo cơ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bàn tay không cầm nắm được do teo cơ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Các tổn thương nặng gây gãy xương rất dễ đi kèm tổn thương thần kinh ngoại biên gây ảnh hưởng lớn tới chức năng vận động cũng như cảm giác của bệnh nhân. Điều này khi thăm khám chuyên khoa Chấn thương hoặc Thần kinh có thể xác nhận được. Các bệnh nhân có tổn thương thần kinh có thể tiến hành phẫu thuật khâu nối để phục hồi vận động, tuy nhiên, thương tổn càng lâu thì khả năng hồi phục càng kém.

Thời gian 30 năm có lẽ là quá dài e rằng dù phẫu thuật cũng khó có thể hồi phục được dây thần kinh bị đứt. Điều này rất đáng tiếc, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp tập vận động để hồi phục một phần sức cơ cánh tay bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Teo cơ là tình trạng giảm khối lượng cơ, đồng đều hoặc không đồng đều giữa 2 bên cơ thể. Teo cơ thường do vùng cơ bị ảnh hưởng thiếu vận động trầm trọng. Nguyên nhân thiếu vận động có thể là do bệnh lý hoặc chấn thương. Một khi bị teo cơ thì nhóm cơ đó sẽ bị yếu đi.

Biểu hiện rõ ràng nhất của tình trạng teo cơ là sự suy giảm về kích thước của cơ. Bạn sẽ chú ý thấy vùng cơ bị teo đi nhỏ hẳn lại so với bên đối diện. Tuy nhiên, teo cơ thường chỉ ảnh hưởng đến đường kính nhóm cơ, khối lượng cơ, chứ không hề gây sụt giảm chiều dài của nó.

Khi bị teo cơ, bạn có thể gặp phải một số biến chứng như sau:

- Yếu cơ

- Teo các vùng cơ khác, đặc biệt nhanh trong các bệnh như đa xơ cứng, teo cơ tiến triển.

- Té ngã: Khi teo cơ chi dưới, sức mạnh cơ bị giảm dẫn khả năng giữ thăng bằng kém hẳn đi. Điều này sẽ làm nguy cơ té ngã tăng cao

- Gãy xương: Không chỉ té ngã làm tăng nguy cơ gãy xương, khi khối lượng cơ giảm cũng làm tăng nguy cơ gãy xương, đặc biệt là đối với các nhóm cơ chi dưới.

Tùy theo nguyên nhân teo cơ mà việc điều trị cũng khác nhau. Một số loại teo cơ có thể hồi phục, một số khác thì sẽ gây teo cơ vĩnh viễn hoặc thậm chí tiến triển nặng hơn.

- Dinh dưỡng

Các thức ăn có nhiều đạm, protein, vitamin B là các nhóm được chú trọng trong điều trị teo cơ. Dinh dưỡng là bước điều trị thiết yếu bất kể nguyên nhân nào gây ra teo cơ. Một số chế độ ăn được thiết kế đặc biệt chứa nhiều glutamin, creatine cũng đang được nghiên cứu và ngày càng chứng tỏ hiệu quả.

- Tập vật lý trị liệu

Mặc dù đây cũng là điều trị cơ bản và cần thiết cho người bị teo cơ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ khá khác biệt, thay đổi tùy theo nguyên nhân gây ra teo cơ. Đối với các nguyên nhân do ít vận động cơ như bất động lâu ngày, chấn thương thì Tập vật lý trị liệu sẽ giúp teo cơ hồi phục. Thậm chí, một số trường hợp có thể quay về tình trạng như trước khi bị teo cơ.

- Thuốc điều trị

- Liệu pháp tế bào

Một số bệnh như loạn dưỡng cơ Duchenne, Becker do đột biến gen gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

- Liệu pháp gen

Tương tự như liệu pháp tế bào, mục đích là tác động vào nguồn gốc bệnh. Trong liệu pháp này, các chuyên gia sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh để sữa chữa các đột biến lỗi. Mặc dù khá triển vọng nhưng phương pháp này cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi đưa vào điều trị rộng rãi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X