Hotline 24/7
08983-08983

Tay chân bị giật khi ngủ là biểu hiện bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Triệu chứng của vợ em là khi ngủ tay chân hay bị giật giật, cứ khoảng 15-20 phút là bị giật, cô ấy ôm em ngủ mà bị như vậy em không ngủ được, đó là bị bệnh gì và cách điều trị như thế nào? Vợ em năm nay 25 tuổi, từng bị huyết áp thấp 3 năm trước, còn tình trạng bị giật tay chân khi ngủ vợ em không biết, khi cưới nhau về ngủ chung em mới nói cho cô ấy biết, trong lúc ngủ cô ấy không biết mình bị như vậy, chúng em cưới nhau được 5 tháng rồi. Cám ơn bác sĩ!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hiện tượng giật mình khi ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng giật mình khi ngủ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Hiện tượng giật cơ hay giật mình khi ngủ là phản xạ của cơ thể xảy ra vào giai đoạn chuyển tiếp giữa trạng thái tỉnh và ngủ. Hiện tượng này được các nhà khoa học lý giải do lao động và hoạt động quá sức vào ban ngày, kể cả làm việc chân tay hay lao động trí óc.

Sự lo âu căng thẳng gây áp lực đè nặng lên hệ thần kinh phản xạ truyền tới não trong khi ngủ. Theo các nhà nghiên cứu tâm lý, hơn 70% dân số thế giới mắc phải chứng giật mình khi ngủ do họ luôn phải đối mặt với sự lo lắng, mệt mỏi, stress ở trường học hoặc nơi làm việc.

Do đó bạn nên cùng vợ trao đổi, giải toả những mệt mỏi, căng thẳng tâm lý hàng ngày, có thể cùng nhau đi bộ thư giãn, tập thể dục nhẹ nhàng trước khi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của cả hai bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Giật mình khi ngủ thường xuất hiện khi bạn rơi vào giấc ngủ quá nhanh. Trong giai đoạn đầu giấc ngủ, nhịp tim và hơi thở chậm dần. Tuy nhiên, nếu bạn đang kiệt sức và mê mệt trên giường, não trải qua giai đoạn này quá nhanh. Khi các cơ thư giãn và não vẫn hoạt động nó tạo ra cảm giác rơi xuống, điều này khiến não phản ứng với một cú giật hóa học khiến bạn giật mình và tỉnh giấc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thiếu một số dinh dưỡng nhất định như magiê, canxi, vitamin B12 cũng có thể dẫn tới giật mình khi ngủ.

Không có phương pháp điều trị giật mình vì nguyên nhân chính xác gây ra nó chưa được làm rõ. Trong nhiều trường hợp, nó xuất hiện một cách tự nhiên ở người khỏe mạnh bất kể người đó có bị rối loạn giấc ngủ hay không. Tuy nhiên, nhiều người nhận thấy rằng có thể giảm giật mình khi ngủ bằng cách giảm sử dụng các chất kích thích hoặc tuân thủ nghiêm ngặt một lịch trình giấc ngủ hoặc giảm hoạt động thể chất nặng vào buổi tối.

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ giật mình:

- Nếu bạn bị lo âu hoặc căng thẳng, bạn có nhiều nguy cơ bị giật mình khi ngủ

- Uống rượu và đồ uống chứa caffein trước khi đi ngủ cũng có thể gây giật mình. Do vậy, bạn nên tránh xa những loại đồ uống này trước khi đi ngủ.

- Thực hiện những bài tập nặng vào tối muộn có thể dẫn tới giật mình đột ngột khi ngủ, điều này cũng có thể do thiếu canxi, magiê hoặc sắt.

- Ngủ trong tư thế không thoải mái hoặc thiếu ngủ cũng có thể dẫn giật mình khi ngủ vì người ta cho rằng một số bộ phận của não vẫn hoạt động khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.

- Sử dụng các chất kích thích như các thuốc không kê đơn và thuốc có thể cũng gây giật cơ.

- Nếu bạn nghi ngờ có một trong những yếu tố nguy cơ, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách dưới đây:

- Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng và cố gắng dậy đúng giờ mỗi sáng.

- Tránh tập luyện khoảng 6 giờ trước khi đi ngủ

- Đảm bảo dành một khoảng thời gian để  thư giãn trước khi ngủ với các kỹ thuật thư giãn hoặc tắm nước ấm hoặc đọc sách trước khi ngủ.

- Tránh uống soda, cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein khác trước khi ngủ. Cũng tránh hút thuốc và uống rượu ngay trước khi lên giường.

- Cố gắng tránh suy nghĩ hoặc hoạt động gây căng thẳng vào buổi chiều cũng như buổi tối trước khi đi ngủ

- Đảm bảo bổ sung đủ magiê, canxi trong chế độ ăn để phòng ngừa co cơ và dây thần kinh. Cố gắng thực hiện chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Ăn ít thực phẩm nhiều đường, muối và nhiều hoa quả tươi, rau.

- Nếu giật mình đang cản trở giấc ngủ của bạn hoặc nếu cảm giác về chúng khiến bạn ngủ không đủ 8 tiếng, bạn nên không nên bỏ qua và nên đi khám bác sĩ.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X