Hotline 24/7
08983-08983

Tay bị cong sau 11 năm gãy cổ tay 1/3, liệu có thể phẫu thuật chỉnh hình?

Câu hỏi

Dạ bác sĩ cho em hỏi, Em bị gãy xương ở cổ tay 1/3 đã 11 năm rồi, cứ đụng mạnh là bị đau chỗ gãy và tay của em rất cong, và đứt dây chằng. Bác sĩ cho hỏi em có thể làm phẫu thuật chỉnh hình cho tay thẳng lại được không ạ? Chi phí bao nhiêu ạ (em có BHYT)? Rất mong bác sĩ trả lời ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tay bị cong sau gãy cổ tay nhiều năm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tay bị cong sau gãy cổ tay nhiều năm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Sụn tiếp hợp, còn gọi là sụn tăng trưởng, nằm ở đầu các xương dài có “nhiệm vụ” giúp trẻ cao lớn thêm theo thời gian. Khi trẻ lớn dần, thân xương không dài ra mà chính các đầu xương tăng trưởng thêm nhờ vào các sụn này.

Những trường hợp gãy xương lúc bé có thể ảnh hưởng đến sụn tiếp hợp, khiến quá trình phát triển của vùng gãy không đồng đều, bị biến dạng khi lành. Những trường hợp này cần được phẫu thuật hoặc sử dụng dụng cụ chỉnh hình để điều chỉnh lại.

Chi phí phẫu thuật thay đổi tuỳ theo cơ sở và mức độ phức tạp của tổn thương, thường trên dưới 10 triệu đồng, BHYT thanh toán 1 phần nếu đúng tuyến bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy cổ tay là một tình trạng cổ tay bị gãy. Đôi khi bạn bị gãy tay nhưng các xương không dịch chuyển ra khỏi chỗ ban đầu. Trong một số trường hợp, xương bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu nên cần được đưa trở lại đúng chỗ để điều trị bằng bó bột hay thanh nẹp. Khi bạn bị gãy cổ tay mà các xương bị lệch thì ngay cả khi xương được đưa trở lại vị trí và bó bột, các mảnh xương cũng có thể dịch chuyển hoặc chuyển sang một vị trí xấu trước khi hồi phục hoàn toàn. Điều này có thể làm cho cổ tay bị cong.

Trong trường hợp nghiêm trọng, gãy xương phá vỡ khớp hoặc các xương nứt thành nhiều mảnh và có thể khiến xương không vững và bị lệch. Những loại gãy xương nghiêm trọng này thường đòi hỏi phải phẫu thuật để phục hồi và giữ vững. Gãy xương hở xảy ra khi một đoạn xương bị gãy và đẩy ra ngoài qua da. Điều này có thể gây tăng nguy cơ nhiễm trùng ở xương.

Một số lựa chọn điều trị có thể bao gồm:

- Cố định. Bạn nên hạn chế vận động xương cổ tay hoặc bàn tay bị gãy để nhanh lành vết thương. Bạn có thể phải nẹp hoặc bó bột;
- Thuốc. Để giảm đau, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc giảm đau. Nếu bạn đang bị đau nặng, bạn có thể cần thuốc opioid chẳng hạn như codeine;
- Sau khi tháo bột hoặc nẹp, bạn cần các bài tập phục hồi chức năng hoặc liệu pháp vật lý để giảm độ cứng và khôi phục lại vận động cổ tay và bàn tay của bạn. Phục hồi chức năng có thể giúp ích, nhưng có thể mất vài tháng hoặc lâu hơn nữa, để lành hoàn toàn các thương tích nghiêm trọng;
- Nếu không cố định được bằng bột hay nẹp, bạn có thể cần phẫu thuật để cấy ghép thiết bị cố định bên trong chẳng hạn như đĩa, thanh hoặc đinh vít, hoặc ghép xương để duy trì vị trí thích hợp của xương trong quá trình lành thương.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X