Hotline 24/7
08983-08983

Tập vật lý trị liệu sau phẫu thuật nối gân, mất bao lâu mới phục hồi?

Câu hỏi

Em đã nối gân sau 1 tháng. Em muốn đi phục hồi chức năng, vậy bao lâu em có thể lành hoàn toàn? Em có nên đến bệnh viện hay tới bác sĩ tư vấn rồi về nhà làm theo phương pháp vậy ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Phẫu thuật nối gân. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Chào em.
Khi em đã phẫu thuật nối gân được 1 tháng thì nếu em tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng tích cực thì thời gian lành trung bình là 3-6 tháng, không có thời gian cụ thể cho từng người được vì phụ thuộc nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
Khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là 1 khoa riêng biệt, thậm chí có những trung tâm riêng về vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, nhưng có 1 số bệnh viện lại không có khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng riêng, và những trường hợp đơn giản thì bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình có thể hướng dẫn em cách tập đơn giản để tự thực hiện tại nhà, mỗi lần tái khám sẽ đánh giá lại và hướng dẫn thêm. Cho nên, loại hình nào, dịch vụ nào thì tùy cá nhân em chọn, đến trung tâm vật lý trị liệu - phục hồi chức năng thì tốt, hoặc tái khám định kỳ chỗ bác sĩ phẫu thuật cho em để hướng dẫn tập mỗi lần tái khám đều được.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Sau khi phẫu thuật nối gân tay, người bệnh cần được nghỉ ngơi tránh vận động mạnh để phần phẫu thuật không bị sưng, viêm, giúp giảm đau và việc phục hồi sau này được nhanh chóng, an toàn cho người bệnh.

Tuy nhiên, sau phẫu thuật nối gân bệnh nhân không nên nằm bất động tại giường bệnh nên kết hợp vận động nhẹ cho cơ thể để tình trạng hồi phục nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo phần gân nối ổn định. Đây là một yếu tố quan trọng và cần thiết cho sự bình phục đứt gân tay sau phẫu thuật mà người bệnh nên áp dụng theo.

Cần tập luyện cho người bệnh các bài tập giúp làm nâng cao chức năng của tay như:

- Sức dẻo: Để đảm bảo đường kim khâu không bị rách dùng nẹp nhựa cố định bàn tay sau đó thực hiện các bài tập gập và duỗi ngón tay nhẹ nhàng dưới sự giúp đỡ của y tá hoặc tự chủ động dùng sức của bản thân.

- Sức mạnh: Không nên thực hiện các động tác mạnh, nên bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như: bóp quả bóng bọt biển, nặn đất sét thành các hình thù, dần dần tiến lên các bài tập cao hơn bằng dây chun,… và bỏ nẹp ra.

- Độ bền: Kiên trì tập luyện các bài tập với tần suất cao hơn.

- Sự khéo léo: Sau một thời gian dài tập luyện và về cơ bản chức năng tay đã phục hồi bệnh nhân có thể chuyển tiếp sang tập các bài tập rèn luyện sự khéo léo như tự gấp quần áo,…

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X