Hotline 24/7
08983-08983

Tai và cổ nổi hạch khi đang mắc thủy đậu có sao không?

Câu hỏi

Dạ em chào bác sĩ, Em nay 21 tuổi, đang bị thuỷ đậu. Ở sau tai và vùng cổ em có bị nổi hạch lên như vậy có làm sao không ạ?

Trả lời
Nổi hạch ở tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi hạch ở tai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh thủy đậu
(còn gọi là bệnh trái rạ) bệnh do virus Varicella zoster gây ra. Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12 - 24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1 - 3 mm đường kính, chứa dịch trong, tuy nhiên những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ. Sốt nhẹ, ngứa, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường. Người bị nhiễm bệnh có thể bị chỉ nổi từ vài mụn trái rạ cho đến hơn 500 mụn trên thân thể hoặc nhiều hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn nổi thủy đậu, người bệnh có thể nổi hạch viêm kèm theo, nếu giữ kỹ không để biến chứng gì thì khi bệnh khỏi thì hạch cũng sẽ lặn. Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não... là các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Về mặt điều trị, với các tổn thương mụn - bóng nước (đã vỡ, chưa vỡ) thì dùng các thuốc bôi màu như Milian, Eosin 2%... có tác dụng kháng khuẩn và giúp khô tổn thương, có thể bôi được trên da và cả vùng kín.

Về chế độ ăn thì em cần ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da với các viên multivitamin. Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng, thoáng. Thay quần áo 2 lần mỗi ngày và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng kín gió.

Nếu em khó chịu nhiều, nốt thủy đậu nổi quá nhiều kèm theo hạch viêm đau nhức, nổi thêm hạch thì cần khám bác sĩchuyen khoa Nhiễm để được kiểm tra và xử trí thích hợp.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm mạc.

Hệ miễn dịch ở người sẽ tự miễn dịch hoặc có tự kháng thể với virus sau khi bị bệnh thủy đậu lần đầu tiên. Tuy vậy, ở những trường hợp hệ miễn dịch yếu, thủy đậu có thể tái phát trở lại, gọi là bệnh zona (tái kích hoạt virus thủy đậu).

Tiêm chủng bằng vắc xin varicella-zoster có thể ngăn chặn bệnh thủy đậu và bệnh zona.

Trẻ em khỏe mạnh không cần dùng thuốc mà vẫn có thể giảm bệnh. Các thuốc giảm sốt không chứa aspirin như acetaminophen có thể làm giảm triệu chứng sốt ở trẻ. Không được cho trẻ bị thủy đậu dùng aspirin. Thuốc trị dị ứng, kem thoa như calamine và sữa tắm bột yến mạch có thể làm giảm ngứa. Bạn nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi. Để ngăn ngừa lây lan bệnh thủy đậu, hãy giữ trẻ cách xa người khác cho tới khi các nốt rộp đóng vảy cứng.

Những người có nguy cơ nhiễm trùng cao và bị suy giảm hệ miễn dịch (ví dụ như người cấy ghép tủy hoặc bệnh bạch cầu) có thể dùng thuốc kháng virus để giảm biến chứng từ bệnh thủy đậu.

Khi mới bắt đầu bị thủy đậu, một số lưu ý bạn nắm rõ để bệnh mau khỏi và hạn chế lây lan bệnh sang người khác:

- Kiêng tiếp xúc với nhiều người. Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm với nhiều cách lây truyền khác nhau. Vì vậy, việc tiếp xúc nhiều người sẽ khiến virus gây bệnh lây lan, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở những người xung quanh.
- Không chạm, gãi hoặc làm vỡ các nốt thủy đậu. Thủy đậu có dạng mụn nước. Khi mụn nước vỡ, các nốt thủy đậu có thể lây lan nhiều hơn, làm tổn thương da nghiêm trọng.
- Không tiếp xúc với gió, nước. Khi bị thủy đậu, hệ miễn dịch lúc này đang yếu. Nếu bạn tiếp xúc với gió, nước, sẽ tạo điều kiện cho các loại virus xâm nhập vào cơ thể.
- Không ăn thực phẩm tanh (thịt bò, thịt gà, hải sản,….), trái cây có chứa axit, đồ ăn cay nóng, đồ ăn mặn, nhiều dầu mỡ, sữa và các chế phẩm từ sữa, cà phê và socola.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X