Hotline 24/7
08983-08983

Suy nghĩ tiêu cực, khóc cười bất thường, phải làm sao?

Câu hỏi

Chào BS ạ,

Dạo gần đây em thường hay suy nghĩ tiêu cực lo âu mất ngủ dễ cáu gắt không lí do, không kiểm soát được tâm trạng nhiều lúc tự khóc không ngừng, rồi lại bình thường được ngay? không biết em đang có vấn đề gì không ạ?

(Hoài Thương - nguyenhoa...@gmail.com)

Trả lời

Suy nghĩ tiêu cực, khóc cười bất thường, phải làm sao?Thời gian gần đây tỷ lệ người mắc các bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thể ngày càng gia tăng

Chào em,

Trong cuộc sống vẫn thường có những giai đoạn chúng ta phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, làm tinh thần bất ổn; những cú sốc tâm lý quá lớn hay áp lực quá nhiều có thể làm cơ thể nhất thời mất kiểm soát, khống chế nổi.

Có người tự vượt qua được nhưng có người thì cần hỗ trợ.

Những người cần hỗ trợ là những người bị suy sụp tinh thần kéo dài trên 2 tháng, hay bắt đầu xuất hiện những triệu chứng sau kéo dài trên 2 tuần:

- Suy yếu tâm trạng nhất trong ngày, gần như mọi ngày, chẳng hạn như cảm thấy buồn, trống rỗng hoặc rơi lệ.

- Giảm hoặc cảm thấy không có niềm vui trong tất cả hoặc gần như tất cả các hoạt động trong ngày, gần như mỗi ngày.

- Giảm cân đáng kể khi không ăn kiêng, hoặc tăng cân vượt trội khi không có bệnh lý khác gây tăng cân đi kèm.

- Mất ngủ hoặc làm tăng ham muốn ngủ gần như mỗi ngày.

- Bồn chồn hoặc làm chậm lại hành vi có thể được quan sát bởi những người khác.

- Mệt mỏi hay mất năng lượng gần như mỗi ngày.

- Cảm xúc của vô dụng hoặc quá nhiều tội lỗi không thích hợp hoặc gần như mỗi ngày. Vấn đề ra quyết định hoặc khó tập trung suy nghĩ gần như mỗi ngày.

- Thường xuyên suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử, hoặc cố gắng tự tử.

Trong câu chuyện của em, BS khuyên em nên đi khám chuyên khoa bệnh tâm thể, tầm soát trầm cảm và điều trị sớm để mau phục hồi hơn.

Bệnh tâm thể hay còn gọi là bệnh về tâm thần, hiện nay rất phổ biến, và biểu hiện dưới nhiều dạng, nhiều mức độ khác nhau, như rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu ám ảnh sợ, trầm cảm...chứ không phải là “khùng”, “điên”, “bị nhập”, đây là cách nghĩ sai lầm của đa phần người dân – chưa có đủ nhận thức về bệnh lý tâm thần trong xã hội hiện nay – dẫn đến sự xa lánh, cay nghiệt dành cho người bệnh, và từ đó người bệnh bị hoảng sợ, chán ghét chính bản thân mình khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Để chẩn đoán xác định một người có rối loạn tâm thần hay không, loại bệnh nào, mức độ ra sao thì BS chuyên khoa tâm thần cần phải trò chuyện và khám trực tiếp cho người bệnh, khai thác thêm rất nhiều thông tin khác và tầm soát các bệnh lý tổn thương thực thể (như bệnh về nội tiết, thần kinh…) mới định bệnh được và điều trị thích hợp.

Vì thế, theo tôi tốt nhất em nên đến khám BS chuyên khoa tâm thần - tâm thể để được chẩn bệnh và điều trị thích hợp (bao gồm cả thuốc và tâm lý trị liệu).

Ở TP HCM một số trung tâm có chuyên khoa tâm thần mạnh là bệnh viện Nguyễn Tri Phương, ĐHYD TP HCM...em có thể tham khảo thêm.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X