Hotline 24/7
08983-08983

Sốc do tập gym gây sang chấn lâu ngày, phải làm sao?

Câu hỏi

Chào BS ạ,

Em bị sốc do tập gym cường độ cao hồi đầu năm. Lúc đó nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, ớn lạnh, sợ bị đột quỵ nên em đã đi tầm soát và chụp chiếu xét nghiệm ngay sau đó tuy nhiên đến giờ lâu lâu em vẫn có cảm giác đó lại kiểu như đang bình thường thì tim nhanh hơn 100 có khi lên 135 , 140 xong lại về bình thường. 

Nhưng từ đó tới nay nhịp tim em luôn cao khoảng 95 ~ 105. Khám tim, siêu âm tim, ECG tim mạch đều bình thường. Bác sĩ chỉ nói nhịp xoang nhanh. Em cũng hay hồi hộp hơn và tim lên cao hơn mỗi lúc như vậy, người cứ nóng lạnh, tay chân run BS đang cho em uống thuốc rối loạn lo âu. Em nghĩ do sang chấn từ đợt tập gym đó. Vậy giờ em cần phải làm gì để trở lại bình thường ạ

(Trần Trí Trung - trung...@gmail.com)

Trả lời

Sốc do tập gym gây sang chấn lâu ngày, phải làm saoTập luyện không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức, khiến cơ thể rơi vào trạng thái bị bào mòn thể lực

Chào bạn,

Bình thường, nút xoang là nút chủ nhịp của tim, do đó, nhịp nhanh từ xoang có thể xuất phát từ các nguyên nhân ngoài tim như cường giáp, thiếu máu, sốt, khó thở, đau, stress, sử dụng chất kích thích (cafe, thuốc lá, rượu, trà...).

Trước hết, em cần phải loại trừ các bệnh lý hoặc tình trạng sinh lý trên thì mới đưa nhịp tim trở lại bình thường được.

Về sinh lý, khi con người ta cảm thấy đang gặp nguy hiểm sẽ xuất hiện phản ứng giao cảm để chuẩn bị đối đầu hoặc bỏ chạy.

Đây là phản xạ có từ thời kỳ sơ khai của loài người, là hiện tượng bình thường, không phải bệnh lý.

Nếu em thường xuyên đánh trống ngực, hồi hộp có liên quan đến hiện tượng tâm lý này thì cần khắc phục nguyên nhân, cụ thể là tìm hiểu xem những vấn đề nào khiến cho bản thân dễ rơi vào trạng thái lo lắng để suy nghĩ giải quyết hoặc cần tránh.

Một chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, tập luyện những môn thể thao phù hợp  có thể giúp cải thiện tình trạng nhịp tim nhanh này khá tốt.

Khi rơi vào trạng thái lo lắng, em nên tập hít thở chậm sâu, tập một vài động tác thể dục, thư giãn, nghe nhạc, đọc sách để quên đi nỗi sợ này. Nếu không thể tự cải thiện tình trạng trên, em nên nhờ hỗ trợ của chuyên gia Tâm lý em nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X