Hotline 24/7
08983-08983

Sang thương chảy dịch vàng và có mùi, dấu hiệu nhiễm trùng?

Câu hỏi

Xin chào AloBacsi, Tôi mới phẫu thuật loại bỏ sùi xung quanh hậu môn đã được 5 ngày và xuất viện, nhưng khi về nhà chăm sóc tôi thấy vết thương chảy dịch vàng và hơi có mùi. Vậy xin hỏi có phải dấu hiệu của nhiễm trùng không? Nếu không thì khoảng bao lâu sẽ hết hiện tượng đó? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Sang thương chảy dịch vàng sau phẫu thuật sùi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sang thương chảy dịch vàng sau phẫu thuật sùi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Các vết thương thông thường có thể chảy một ít nước vàng trong, đây là dịch vô trùng có tác dụng làm mát, ẩm và che chắn vết thương, không cần xử trí gì.

Tuy nhiên, nếu vết thương tấy đỏ thêm, dịch vàng xanh đục, mủ, có mùi hồi thường là dấu hiệu của nhiễm trùng tiến triển, cần tái khám để được điều trị tích cực với kháng sinh bạn nhé!

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Nước vàng được gọi là dịch tiết sinh lý của cơ thể, có tác dụng bảo vệ cho vết thương và nó không phải là dịch nhiễm trùng nên không đáng lo ngại. Với những vết thương kiểu như này, chúng ta có thể ra hiệu thuốc để mua các loại băng gạc chuyên dùng cho vết thương trợt da hay là vết thương có rỉ nước hoặc có thể dùng băng gạc vô trùng cũng được nhưng không bó quá chặt hay quá kín khiến vết thương lâu lành. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên vệ sinh vết thương hàng ngày bằng nước muối sinh lý với Povidine đã pha loãng.

Nếu chăm sóc tốt thì vết thương từ sau 7 - 10 ngày sẽ lành trở lại. Nếu nó có dấu hiệu bị nhiễm trùng (phù nề, chảy dịch mủ, có thể sốt hoặc đau nhiều) thì cần phải đi khám để được bác sĩ kê đơn phù hợp.

Có hai trường hợp khiến cho nước vàng chảy ra từ vết thương. Đó là:

- Khi vết thương chảy nước vàng, có màu trong suốt và kèm theo chút dịch máu thì đó là hiện tượng bình thường, xuất hiện khi bệnh nhân gặp phải vết thương sâu và bị chảy nhiều máu. Sau thời gian dài, dịch nước vàng này sẽ khô lại và không xuất hiện nữa. Đồng thời, hiện tượng này hay đi kèm với dấu hiệu ửng hồng hoặc đỏ quanh vết thương khiến chúng ta có cảm giác ẩm ướt và ngứa ngáy. Dấu hiệu này hoàn toàn bình thường của quá trình hồi phục vết thương, người bệnh không cần quá lo lắng mà nên bình tĩnh theo dõi những chuyển biến của cơ thể. Nếu có nước vàng chảy ra từ vết thương nhưng kèm theo đó là những dấu hiệu bất thường như ngứa dữ dội, đau hoặc sốt nhẹ thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

- Nếu vết thương có chảy nước vàng dưới dạng mủ màu vàng đục, có mùi hôi khó chịu và đi kèm với đó là những cơn đau nhức tăng dần lên theo thời gian, vết thương có dấu hiệu sưng đỏ, đau rát rất khó chịu. Hơn nữa, bệnh nhân còn bị sốt cao thì đây chính là dấu hiệu của việc vết thương đã bị nhiễm trùng. Lúc này cần xem xét mức độ nặng nhẹ của vết thương để quyết định xem có nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ hay không hay là sẽ tự chữa trị tại nhà.

Với những vết thương bị nhiễm trùng nặng, cơ thể có dấu hiệu bị hoại tử trên diện rộng thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế để được điều trị kịp thời. Với những vết thương nhỏ, bắt đầu nhiễm trùng thì có thể chăm sóc chúng ở nhà theo những cách như sau:

- Rửa vết thương thật sạch: Sau khi thấy nước vàng chảy ra từ vết thương và có dấu hiệu nhiễm trùng thì cần nhanh chóng cắt mở một phần của vết thương, sau đó rửa sạch chúng bằng nước muối sinh lý hoặc bằng dung dịch sát khuẩn Povidone, Betadine... Cũng có thể rửa vết thương bằng xà phòng nhưng nên chọn loại nhẹ nhàng, không gây kích ứng da khi dùng.

- Loại bỏ mô bị hoại tử và ngừa vi khuẩn. Trong khi rửa vết thương, nếu như phát hiện thấy các mô bị hoại tử cần lập tức cắt bỏ chúng bằng những dụng cụ đã qua sát trùng sạch sẽ. Điều này sẽ giúp cho chúng ta hạn chế tối đa tình trạng nhiễm trùng ở diện rộng, giúp vết thương chóng được hồi phục.

- Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp nếu bạn thấy lo lắng vết thương bị nhiễm trùng toàn thân. Bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc kháng sinh cho phù hợp.

- Băng lại vết thương sau khi đã sát trùng sạch sẽ bằng cách thấm khô vết thương bằng khăn sạch, phun một lớp băng dạng xịt Nacurgo lên trên. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ được vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp chúng mau lành hơn. Nếu như vết thương nhỏ và không sâu thì không cần dùng tới băng bạc. Thế nhưng, nếu như vết thương nghiêm trọng, hãy băng lại cẩn thận. Không nên để băng quá chặt hay quá lỏng bởi điều này sẽ khiến cho vết thương bị nặng hơn.

- Thường xuyên thay băng, rửa vết thương mỗi ngày 1 lần. Ngoài ra, cần chú ý quan sát vết thương, nếu thấy tình trạng thương tổn không thuyên giảm thì nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để nhận sự giúp đỡ.

Để giúp vết thương nhanh lành và cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc chăm sóc hợp lý thì chúng ta cũng nên thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu đạm, khoáng chất và vitamin.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X