Hotline 24/7
08983-08983

Răng hàm trên bị gãy và sâu nặng, liệu có mọc dài ra không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Cháu 14 tuổi, răng hàm trên (cạnh răng nanh) bị gãy gần hết và bị sâu nặng. BS cho em hỏi nó có mọc dài ra nữa không ạ? Nếu không cháu có thể phục hồi bằng cách nào ạ?

Trả lời
Khám răng sâu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khám răng sâu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào Thuý Anh,

Trường hợp của cháu cô tạm phân ra hai hướng:

- Thứ nhất răng hàm trên cạnh răng nanh là răng cửa bên thì ở độ tuổi này không còn thay nữa, cháu cần chụp phim Xquang kiểm tra đánh giá mức độ tổn thương, nếu còn giữ lại được thì răng đó phải điều trị tuỷ, sau đó phục hồi răng sứ lên trên. Còn trong trường hợp nặng thì nhổ bỏ sau đó làm răng giả như cắm Implant hoặc trồng răng sứ.

- Thứ hai răng hàm trên đó là răng hàm sữa hoặc răng cối nhỏ vĩnh viễn.

Thông thường ở độ tuổi 14 răng sữa đã thay hết nhưng vẫn có trường hợp thay chậm, thiếu mầm răng vĩnh viễn hoặc mầm răng vĩnh viễn còn kẹt bên dưới nên răng hàm sữa không thay được, do vậy cháu có thể kiểm tra mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Nếu có mầm răng, cháu có thể nhổ bỏ răng sữa, răng vĩnh viễn sẽ tự mọc lên hoặc nhờ phương pháp chỉnh nha can thiệp kéo răng mới mọc lên. Nếu không có mầm thì sau khi nhổ bỏ răng sữa sâu phải làm răng giả.

Nếu đã là răng cối nhỏ vĩnh viễn thì chỉ có cách khắc phục như trường hợp 1.

Tốt nhất cháu nên đến gặp BS Răng hàm mặt để kiểm tra và điều trị sớm. Những răng sâu vỡ để lâu ngày dễ gây biến chứng nhiễm trùng.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Lỗ sâu răng quá nhỏ có nên trám?

>> Răng bị sâu vỡ gần hết, có nên nhổ bỏ để trồng răng giả?

Răng bị sâu khác với các bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng theo hình thể giải phẫu của răng.

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu ở một vài vùng trên mặt nhai hoặc kẽ giữa hai răng ở một vài điểm trên bề mặt, lúc này người bệnh chưa cảm thấy đau hay buốt, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra. Một thời gian sau, những điểm này biến đổi sắc tối hơn sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện có thể nhỏ như đầu tăm hoặc to toàn bộ mặt nhai.

Người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn giắt vào. Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn.

Khi răng đau kéo dài, hoặc cường độ đau gia tăng thì rất có thể tủy răng đã bị viêm. Khi bị viêm tủy thì phải chữa viêm tủy răng tốn kèm hơn về mặt chi phí và thời gian.

Nếu không chữa tủy thì bệnh sẽ diễn biến nghiêm trọng hơn trở thành bệnh lý viêm chóp chân răng cấp hoặc mạn tính và vỡ cụt thân răng, mất chức năng của răng. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi miệng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X