Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp nào điều trị mất ngủ cho người hay lo lắng?

Câu hỏi

Chào bác sĩ.

Tôi bị mất ngủ thường xuyên do hay suy nghĩ lo sợ nhiều vào ban đêm, xin hỏi quý bác sĩ bây giờ cần phương pháp điều trị như thế nào để trị chứng mất ngủ này? Xin cảm ơn

(Lê Thị Thu - phongph...@gmail.com)

Trả lời

Mất ngủ gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống

Xin chào chị,

Tôi rất chia sẻ với chị về cảm giác lo sợ và suy nghĩ nhiều về ban đêm khiến khó ngủ.Rất nhiều bệnh nhân, nhất là nữ giới gặp trường hợp này.

Xét về góc độ Y học tâm lý, vì cuộc sống nhiều stress lo toan và cả những tổn thương thời thơ ấu lắng đọng trong tàng thức (những ký ức sâu thẳm) khi gặp những điều kiện thuận lợi sẽ khơi dậy và biểu hiện triệu chứng bệnh lý (còn gọi là hiệu ứng giọt nước tràn ly).

Đối với biểu hiện suy nghĩ lo sợ nhiều về đêm là kết quả thường thấy của những tổn thương thời trẻ. Chính những suy nghĩ này khiến cơ thể rơi vào stress và tiết nhiều hormon gây khó ngủ.

Trước mắt về vấn đề giấc ngủ: tôi khuyên chị dùng những loại thảo dược hỗ trợ giấc ngủ và làm dịu hệ thần kinh ví dụ Trà tim sen, Trà bồ công anh (chị có thể dễ dàng mua được trên đường Hải Thượng Lãng Ông), dùng uống cả ngày, thường thì Trà bồ công anh sẽ dễ uống hơn.

Siêng năng tham gia các hoạt động ngoài trời, thể dục thể thao… để cơ thể thư giãn và sẽ tự tiết ra những loại hormon tích cực góp phần đẩy lùi những suy nghĩ lo lắng.

Về đời sống tâm lý: chị hãy dành thời gian ngồi lặng yên suy nghĩ về những lo lắng của chính mình, như tự hỏi những suy nghĩ lo lắng đó đến từ đâu? Tìm lại những tổn thương thời thơ ấu, thời trẻ… rồi tự mình xoa dịu nó.

Ví dụ: có những đứa trẻ lúc nhỏ khi sáng sớm thức giấc là nghe tiếng cha mẹ cãi nhau, dần dà có thể dẫn đến nỗi sợ tiếng ồn, thích thu mình vào góc tối, sợ sự tranh cãi … dù rằng dưới góc nhìn của người lớn những trận cãi nhau trong gia đình là bình thường, nhưng với một đứa trẻ thì đó là sự đả kích và đi theo đến tuổi trưởng thành.

Mỗi con người đều mang trong mình sự tổn thương, chỉ khác nhau là vết thương có lành hay chưa.

Tôi xin giới thiệu chị một vài quyển sách để đọc và thực tập theo để chữa lành những tổn thương sâu thẳm trong tàng thức, khi đó cảm giác sợ hãi sẽ được đẩy lùi: “Thiền sư và đứa bé 5 tuổi” – tác giả: Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hoặc “Hiệu lực của cầu nguyện”…Nếu những cách trên chưa giải quyết trệt để triệu chứng của chị, chị có thể đến khám chuyên khoa Tâm-Thần kinh để được hỗ trợ dùng thuốc điều trị.

Tôi biết khi nhắc đến chuyên khoa này thì nhiều người sẽ sợ và ái ngại kiểu như “không lẽ tôi bị điên? Người ta sẽ gọi tôi là người tâm thần sao?” …, nhưng chị đừng sợ ví dụ như có người bệnh về gan, tim, thận, phổi … thì những bệnh nhân về Tâm-thần kinh bị bệnh về sự thiếu hụt một hay nhiều loại hormon trong não và cần thuốc hỗ trợ - cũng chỉ là bệnh lý và có thể chữa lành, đơn giản vậy thôi!

Cuộc sống nhiều trở ngại khiến mọi người đau khổ và lo lắng nhiều, nên ai cũng có nỗi lo riêng của họ. Mất ngủ không phải là một căn bệnh trầm trọng vì có đến 95% dân số thế giới có ít nhất một giai đoạn mất ngủ trong cuộc đời.

Chúc chị luôn an lạc và sẽ khắc phục được nỗi lo sợ từ những cách nêu trên và có giấc ngủ ngon giấc mỗi đêm cùng gia đình nhé.

Có người từng nói với tôi “nếu bạn chế tác ra được chất liệu yêu thương để yêu thương bản thân mình và những người khác thì bạn sẽ chẳng bao giờ lo lắng cả”.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X