Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp nào điều trị hiệu quả cho người trào ngược dạ dày?

Câu hỏi

Chào BS ạ,

BS ơi em bị trào ngược dịch lên họng lúc nào cũng trào lên làm khó chịu họng lắm điều trị 6 tháng nay không đỡ, có cách gì giúp em với ạ bác sĩ ơi. Em xin chân thành cảm ơn ạ!

(Kiều Oanh Lâm Thi)

Trả lời

Phương pháp nào điều trị hiệu quả cho người trào ngược dạ dày?Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa

Chào bạn,

Trào ngược dạ dày thực quản có thể khiến cho niêm mạc họng viêm đau tái đi tái lại nhiều lần, kèm theo khô họng, đắng miệng, hơi thở có mùi hôi, tăng tiết nước bọt và thậm chí là ho kéo dài.

Nếu đã điều trị liên tục 6 tháng mà vẫn không đỡ, bạn nên đến tái khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá để được nội soi thực quản dạ dày tá tràng kiểm tra.

Đặc biệt là khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: triệu chứng đầy bụng khó tiêu mới xuất hiện lần đầu ở người từ 60 tuổi trở lên, dấu hiệu xuất huyết tiêu hoá (ói ra máu, tiêu ra máu, tiêu phân đen), thiếu máu thiếu sắt, sụt cân không rõ lý do, khó nuốt, nuốt đau, nôn ói liên tục, tiền sử gia đình có người thân trực hệ bị ung thư đường tiêu hoá.

Quá trình điều trị cần kết hợp chặt chẽ giữa việc dùng thuốc và các điều trị thay đổi lối sống bao gồm:

- Tuân thủ thuốc liên tục, đủ liều, dùng thuốc đúng thời điểm từ 6-8 tuần , không được tự ý ngưng thuốc khi thấy triệu chứng thuyên giảm. Thuốc chủ đạo điều trị trào ngược dạ dày-thực quản là thuốc ức chế tiết acid nhóm PPI. PPI phải được dùng đúng cách mới đạt hiệu quả tối đa.

- Chế độ dinh dưỡng: bạn không nên ăn một bữa quá no, thay vào đó một ngày nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Ngoài ra, bạn nên chú ý tránh các thực phẩm có tác dụng làm giãn cơ vòng thực quản dưới như trà, cà phê, chocolate, bạc hà…

- Chế độ sinh hoạt: bạn không nên nằm trong vòng ít nhất 1 tiếng sau khi ăn. Bữa ăn cuối cùng trong ngày nên cách giờ đi ngủ ít nhất 2 tiếng. Ngoài ra, bạn chú ý hạn chế các stress tâm lý, vì các tình trạng này sẽ làm trầm trọng hơn triệu chứng trào ngược.

Khi tái khám, bác sĩ sẽ đánh giá lại nguyên nhân khiến cho việc điều trị chưa đạt kết quả mong muốn, bao gồm rà soát lại các thông tin đã liệt kê ở trên.

Nếu bạn không thấy mình trong bất kì tình huống nào kể trên, hoặc triệu chứng GERD vẫn tiếp diễn dù đã tuân thủ nghiêm chế độ điều trị thuốc-dinh dưỡng-sinh hoạt, có thể xem là GERD kháng trị.

Lúc này cần được điều trị chuyên sâu bởi một chuyên gia tiêu hoá và xem xét khả năng can thiệp phẫu thuật bạn nhé!

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X