Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp điều trị bệnh khớp thái dương hàm?

Câu hỏi

Chào BS, Em có tình trạng là há miệng lớn không được. Đi khám ở BV Răng Hàm Mặt Trung ương, BS chẩn đoán rối loạn hàm thái dương, be mặt khớp đã thay đổi. BS bảo phải đeo máng nhai trong vòng 3 đến 6 tháng. Sau khi đeo cơ hội phục hồi được bao nhiêu phần trăm ạ? Nếu đeo máng nhai vẫn không phục hồi thì còn cách trị liệu nào nữa không ạ?

Trả lời
Loạn năng khớp thái dương hàm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Loạn năng khớp thái dương hàm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,
 
Loạn năng khớp thái dương hàm là bệnh không thể hết trong ngày một ngày hai được. Nếu điều trị sớm có thể khỏi bệnh trong khoảng vài tuần, thời gian mắc bệnh càng lâu thì tỷ lệ chữa thành công càng giảm, có thể kéo dài đến vài tháng hoặc thậm chí vài năm.

Các bệnh liên quan đến bệnh lý cơ xương khớp, người bệnh nên chuẩn bị tâm lý sống chung với bệnh, vì không thể khỏi hẳn, chỉ có thể giảm thiểu đau nhức, hạn chế các ảnh hưởng của bệnh.

Để điều trị bệnh khớp thái dương hàm có nhiều phương pháp khác nhau tuỳ vào thực trạng bệnh như mài điều chỉnh khớp cắn, phục hình, vật lý trị liệu, đeo máng nhai, kết hợp điều trị tâm lý, hay nặng hơn là phẫu thuật thay khớp.

Để điều trị hiệu quả, bạn nên tin tưởng và làm theo đúng phác đồ điều trị của BV Răng Hàm Mặt Trung ương.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng đau ở khớp xương thái dương hàm. Khớp thái dương hàm là hai khớp ở gần tai. Khớp xương này cùng với các cơ, dây chằng giúp cho hàm đóng và mở để thực hiện các hoạt động như nói, ăn và nuốt.

Rối loạn khớp thái dương hàm là một bệnh phổ biến thường đi kèm với các cơn đau quanh khớp hàm và các cơ điều khiển việc nhai. Những cơn đau này gây ra do có vấn đề nào làm hệ thống cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm và xương hoạt động sai lệch.

Triệu chứng phổ biến nhất bạn có thể trải qua là các cơn đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương và dọc xương hàm dưới. Ngoài ra, còn có thể xảy ra đau cơ khi nhai, có tiếng lách cách khi bạn mở miệng và không thể mở hàm ra hoàn toàn. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, đau tai, đau miệng và mặt, ù tai.

Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương hàm, bao gồm:

- Duy trì chế độ ăn mềm nếu cần;
- Dùng miếng nhiệt hoặc túi nước đá nếu khó chịu;
- Xoa bóp vùng dưới hàm;
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Dùng miếng nhựa đeo vào miệng được chỉ định;
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ với thuốc, việc điều trị không giúp giảm các triệu chứng trong một khoảng thời gian hợp lý, hàm không đóng lại hoặc mở ra được.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X