Hotline 24/7
08983-08983

Phụ nữ mang thai bị say xe, nên uống thuốc gì để không ảnh hưởng em bé?

Câu hỏi

Em chào BS, Bình thường em rất bị say xe, lần nào em cũng phải uống thuốc thì mới không ói, còn không uống thì em sẽ bị ói suốt đường đi. Nay em đang có thai 18 tuần, mà em bị say xe như vậy thì có đi xe khách được không ạ? Và có thuốc nào để em bớt say xe mà không ảnh hưởng đến em bé không? Em cảm ơn và mong hồi âm của BS.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Say xe. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Say xe. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Trong thời gian mang thai em cần hạn chế sử dụng thuốc tối đa có thể, và thử áp dụng các cách không dùng thuốc sau:

+ Nên uống ¼ chén nước cốt gừng tươi pha với nước ấm, đồng thời mang theo một vài lát gừng thỉnh thoảng “nhấm nháp” em sẽ cảm thấy dễ chịu hơn;

+ Cũng có thể thay thế nước gừng bằng nước ấm phá giấm cũng mang lại tác dụng rất hiệu quả;

+ Ăn nhẹ để bụng không quá no, không quá đói;

+ Tránh ăn, uống: rượu, bia, đồ uống có cồn, thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ,…

+ Ngủ đủ giấc trước giờ khởi hành;

+ Không sử dụng đồ uống có ga và một số chất kích thích đầy hơi như: đồ nếp, đậu tương, lạc… những thực phẩm giàu chất béo, những thực phẩm nặng mùi vì chúng sẽ khiến cho em dễ bị ghê cổ và buồn nôn.

– Trong quá trình di chuyển trên phương tiện:

+ Dùng khẩu trang: Sẽ giúp em không bị mùi của xăng và đồ trong xe ập thẳng vào khứu giác, từ đó đỡ đi cảm giác khó chịu và nôn nao ban đầu;

+ Ngửi vỏ quýt, vỏ cam, vỏ chanh, bánh mì,… để lấn át mùi khó chịu trên phương tiện khiến em nôn nao;

+ Ngồi ghế trước để giảm xóc đồng thời em chỉ nên tập trung nhìn về những mục tiêu phía trước, càng xa càng tốt, không nên nhìn xung quanh sẽ làm em bị chóng mặt;

+ Ngậm một vài lát gừng tươi, kẹo gừng hoặc nhai củ khoai lang sống cũng có tác dụng rất tốt trong việc chống lại hiện tượng say tàu xe;

+ Hãy ngủ một chút nếu có thể: Giấc ngủ sẽ khiến em quên cảm giác say và cảm thấy đoạn đường đi ngắn lại hơn;

+ Dùng dầu gió: bôi lên huyệt thái dương và huyệt phong trì để tránh bị say. Cũng có thể nhỏ 2 giọt dầu gió vào rốn, sau đó lấy băng che đi sẽ giúp em làm ấm vùng bụng hiệu quả;

+  Tránh ngồi cạnh những người say xe: Vì sẽ khiến em bị “lây” ngay lập tức;

+ Để đầu óc phân tán: Đừng nghĩ mình đang ngồi trên xe, tàu, máy bay mà bị áp lực, hãy nghe một bản nhạc yêu thích, trò chuyện với mọi người xung quanh để quên đi cảm giác say tàu xe;

+ Không nên đọc sách, báo, bản đồ trên phương tiện: Vì nó sẽ khiến em rất nhanh bị say xe;

+ Nếu có thể hãy tắt điều hòa, mở cửa xe để hít thở bằng không khí tự nhiên bên ngoài em sẽ dễ chịu hơn rất nhiều;

+ Dùng một chiếc khăn khô, quấn từ sau gáy ra trước ngực để giữ ấm cũng có tác dụng chống say xe rất hiệu quả;

+ Thỉnh thoảng hãy vận động nhẹ nhàng cổ, tay, chân, vặn mìn để có cảm giác thư thái, dễ chịu;

+ Uống đủ nước, đừng để cơ thể thiếu nước và cổ họng khát khô em nhé.

Trường hợp vẫn còn say xe nhiều mà uống dùng thuốc thì phải khám BS chuyên khoa Sản khoa để BS kê toa cho em đàng hoàng. Theo luật khám và chữa bệnh hiện nay của Bộ Y tế, BS không được phép kê thuốc thông qua kênh truyền thông, đặc biệt là với đối tượng mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Não bộ có thể cảm nhận sự chuyển động của cơ thể qua các con đường khác nhau bằng hệ thần kinh bao gồm cả tai trong, mắt và các mô của cơ thể. Khi cơ thể di chuyển có chủ ý, ví dụ như khi đi bộ, não sẽ điều khiển bằng cách tổng hợp các thông tin về con đường bạn đang đi.

Tuy nhiên, khi bạn đi xe khách hay đi tàu thì khác. Các triệu chứng say tàu xe xuất hiện khi hệ thống thần kinh trung ương nhận được các thông điệp mâu thuẫn từ các hệ thống cảm giác: tai trong, mắt, các thụ thể áp lực da và các cơ quan cảm thụ khớp.

Ví dụ như nếu bạn ngồi trên thuyền hoặc trong xe hơi (không nhìn ra ngoài cửa sổ), tai trong sẽ gửi tín hiệu rằng bạn đang cử động lên và xuống, trái và phải, nhưng đôi mắt lại chỉ thấy được cảnh tĩnh. Do đó, người ta giả thiết rằng xung đột giữa các tín hiệu truyền đến hệ thần kinh gây ra tình trạng say tàu xe.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X