Hotline 24/7
08983-08983

Phòng tránh tái phát trầm cảm giữa mùa dịch COVID-19

Câu hỏi

Em có thắc mắc mong được BS giải đáp ạ. Với những người có sẵn bệnh trầm cảm và chứng rối loạn lo âu, cộng thêm dịch này sẽ cảm thấy áp lực, ức chế hơn rất nhiều lần.

- COVID-19 ảnh hưởng thế nào đến các đối tượng này? Người bệnh và gia đình nên làm gì để bệnh không nghiêm trọng hơn hoặc tránh nguy cơ tái phát thưa bác sĩ? 

- Việc dùng thuốc tâm lý trong giai đoạn dịch bệnh có gì đặc biệt cần lưu ý? 

Trả lời

TS.BS Ngô Tích Linh

TS.BS Ngô Tích Linh

Phụ trách phòng khám Tâm Thần kinh, BV ĐHYD TPHCM - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Người trầm cảm nên thoải mái, lạc quan và suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống

Chào bạn,

Như những bệnh lý khác, trên người có sẵn bệnh nền thì trong giai đoạn sang chấn bao giờ cũng xuất hiện các triệu chứng nhiều hơn, nặng hơn. Dù cho đang được điều trị hoặc đã điều trị ổn định rồi thì người bệnh cũng sẽ mong manh, dễ vỡ hơn trước những sang chấn.

Với người bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, để vượt qua giai đoạn này thì điều quan trọng là phải kiểm soát được suy nghĩ tự động - automatic thinking. Vì chính suy nghĩ tự đồng này khiến người bệnh luôn nghĩ đến những vấn đề tiêu cực.

Và để thoát ra khỏi suy nghĩ tự động này, thứ nhất là người bệnh phải tự thay đổi chủ đề mình đang suy nghĩ, hãy bắt đầu nghĩ đến những điều vui vẻ hơn. Tuy nhiên, việc này là rất khó, vì không phải lúc nào cũng điều chỉnh được suy nghĩ của chính mình. Như vậy, có cách thứ 2 hữu ích hơn, đó là thay đổi hành vi, thay vì ngồi không thì hãy kiếm việc để làm, lúc đó người bệnh sẽ không nghĩ đến những vấn đề tiêu cực nữa.

Trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, việc giãn cách xã hội khiến công việc bị hạn chế nhiều, dẫn đến người bệnh dư quá nhiều thì giờ. Do đó, một lời khuyên giúp cho người bệnh vượt qua giai đoạn này đó là hãy tìm kiếm công việc, hoạt động làm ở nhà để không bị “rảnh rang” quá nhiều, vì như vậy sẽ khó kiểm soát các suy nghĩ tự động, suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống.

Còn về việc dùng thuốc tâm lý trong giai đoạn dịch bệnh thì trước hết điều quan trọng là bệnh nhân nhận biết được triệu chứng tái phát sớm của tình trạng bệnh. Chẳng hạn, một bệnh nhân đã điều trị ổn định rồi nhưng dạo này trở nên mất ngủ, cáu kính hoặc mệt mỏi, khó tập trung, ăn uống kém thì phải được tư vấn với bác sĩ.

Tuy nhiên, điều này khó khăn ở chỗ phải nhận biết được liệu các triệu chứng đó là do bệnh tái phát hay do bệnh lý đi kèm như rối loạn thích ứng trên nền rối loạn lo âu hay trầm cảm. Vì vậy, trong giai đoạn này, sự tư vấn của bác sĩ, để điều chỉnh thuốc, lên chiến lược điều trị lâu dài rất quan trọng.

Khác với rối loạn lo âu, trầm cảm tình trạng rối loạn thích ứng không cần điều trị cũng sẽ tự hết sau một vài ngày hoặc một vài tuần. Đây gọi là sang chấn tức thời hoặc cấp thời thôi.

Các thuốc tâm thần khi sử dụng không phải có tác dụng ngay lập tức mà thường phải mất 2 tuần mới thấy hiệu quả. Vì vậy, việc dùng thuốc cho những người bị rối loạn thích ứng thường không được đặt ra.

Nhưng một số trường hợp bị sang chấn kéo dài, chẳng hạn như triệu chứng của rối loạn thích ứng tăng nặng hơn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống thì đôi khi cần phải sử dụng những thuốc chống lo âu, chống trầm cảm.

Thân mến.

(Trích từ livestream TS.BS Ngô Tích Linh chia sẻ bí quyết vượt qua những xáo trộn đột ngột do dịch COVID-19)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X