Hotline 24/7
08983-08983

Phân suất tống máu EF = 68%, liệu có bị suy tim không?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Phân suất tống máu EF = 68% thì có bị suy tim chưa ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Kiểm tra chức năng tim khi có biểu hiện bất thường. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Kiểm tra chức năng tim khi có biểu hiện bất thường. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Phân suất tống máu EF = 68% thì chức năng co bóp tống máu của tim còn tốt, không phải suy tim tâm thu (EF ≤ 40%). Nhưng cũng có trường hợp phân suất tống máu của tim còn tốt nhưng bệnh nhân vẫn có biểu hiện suy tim, đó là suy tim tâm trương, khi đó tim bóp máu đi thì tốt nhưng mà giãn ra chứa máu về không đủ. Xác định có suy tim tâm trương hay không chỉ có thể dựa vào thăm khám lâm sàng trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa Tim Mạch mà thôi.

Do đó, tôi khuyên em để chắc chắn về bệnh tim mạch, em nên đến kiểm tra lại tại bệnh viện chuyên khoa Tim mạch, khảo sát vấn đề nhịp tim bằng đo điện tim 24h, điện tim gắng sức, khảo sát vấn đề hô hấp bằng đo chức năng hô hấp, và cần khám tâm lý để kiểm tra tình trạng tâm lý - tâm thần.

Song song đó, em cần chú ý ăn nhạt, tránh ăn thức ăn chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, đồ hộp, cá mắm, mắm tôm, cà muối, dưa muối, những loại thức ăn nướng, thức ăn ướp muối sẵn như các loại khô; hạn chế thực phẩm dầu mỡ chiên xào, tăng cường rau xanh, hoa quả, hạn chế bia rượu (tối đa 1 lon bia/ngày, 1 ly rượu vang/ngày), tập thể dục điều đặn và không hút thuốc lá, tự đo huyết áp tại nhà trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Suy tim tâm trương xảy ra khi tâm thất trái (buồng tim phía dưới bên trái) không được đổ đầy máu trong giai đoạn tâm trương, làm giảm lưu lượng máu tới cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể. Nguyên nhân gây suy tim tâm trương là do cơ tim trở nên cứng và dày làm cho tâm thất trái khó giãn rộng để chứa đủ máu. Theo thời gian, máu ở tâm nhĩ trái không thể đẩy hết xuống tâm thất trái dẫn đến tình trạng ứ máu lại ở phổi và gây ra các triệu chứng giống như các bệnh lý đường hô hấp.

Phần lớn người bệnh suy tim được phát hiện ra khi bệnh đã bắt đầu tiến triển với các triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm:

- Tỉnh giấc vào ban đêm do khó thở:

+ Thường khó thở khi nằm tư thế đầu thấp, khi tập thể dục hoặc vận động gắng sức;

+ Thở khò khè, ho khan kéo dài, đôi khi có đờm màu trắng hoặc hồng;

+  Khó thở thường kèm theo triệu chứng ho là ho từng cơn, từng tràng có thể có lẫn bọt màu hồng.

- Khó tập trung, trí nhớ kém

- Mệt mỏi

- Sưng phù ở mắt cá chân, chân và bụng

- Chán ăn và buồn nôn

- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn bất thường

- Tăng cân đột ngột.

Người bệnh suy tim thường được chỉ định sử dụng kết hợp nhiều nhóm thuốc để làm giảm các triệu chứng và trì hoãn bệnh tiến triển.

Nếu cơ thể người bệnh suy tim không còn đáp ứng với thuốc điều trị thì chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật sẽ được các bác sĩ đưa ra để bạn cân nhắc quyết định, có thể là nong mạch, đặt stent để mở rộng lòng động mạch đang bị tắc hẹp hoặc phẫu thuật để sửa chữa, thay van tim…

Những thói quen không khoa học, không lành mạnh trong lối sống hàng ngày góp phần khiến tình trạng suy tim tâm trương trở nên trầm trọng hơn, làm giảm chất lượng sống và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy thay đổi lối sống là điều mà bạn cần đặc biệt quan tâm:

- Thường xuyên tập thể dục với độ gắng sức vừa phải giúp cải thiện tuần hoàn và giảm căng thẳng cho cơ tim.

- Chế độ dinh dưỡng: hạn chế đường, chất béo bão hòa, cholesterol và muối; ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít chất béo.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc tới thăm khám khi thấy các triệu chứng suy tim trở nên nặng hơn hoặc xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết giúp giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh tiến triển và giảm bớt căng thẳng cho tim.

- Hạn chế uống rượu, bia, cafe

- Ngừng hút thuốc.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X