Hotline 24/7
08983-08983

Nuốt vướng, niêm mạc tấy đỏ, họng của em có sao không?

Câu hỏi

Cổ họng cháu có cái trắng trắng, nhìn như lưỡi thứ hai. Có cảm giác nuốt nước bọt cứ bị mắc. Xin hỏi bác sĩ cháu bị thế nào, cái đó là cái gì và có sao không ạ?

Trả lời
Ảnh do bạn đọc cung cấp
Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Cơ quan mà bạn hỏi chính là nắp thanh môn, giúp ngăn chặn thực phẩm vào khí quản khi nuốt. Đây là cấu trúc giải phẫu bình thường, nhưng do đặc điểm hầu họng của từng người mà có người nhìn thấy được bằng mắt thường, có trường hợp phải soi vào trong mới thấy và đây không phải là nguyên nhân gây nuốt vướng.

Qua hình ảnh cung cấp, có thể thấy niêm mạc họng đang viêm sung huyết, đây có thể là nguyên nhân khiến bạn cảm giác nuốt vướng. Bạn nên khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ đánh giá nguyên nhân và điều trị dứt điểm bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Viêm họng xung huyết là tên gọi khác của viêm họng cấp, loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, cũng có thể xuất hiện với các bệnh viêm amidan, phát ban, cúm sởi. Khi bị bệnh sẽ xảy ra hiện tượng xung huyết phù nề niêm mạc vùng họng do virut (chiếm 60-80% trường hợp), vi khuẩn (thường do bội nhiễm sau nhiễm virut).

Viêm họng xung huyết thường gây nóng rát, vướng víu ở cổ họng, ho không có đờm nhưng có dịch nhầy kèm theo. Bệnh nhân thường sốt cao trên 39 độ C, chảy máu mũi, chảy nước mũi, nhức đầu, khó thở...

Niêm mạc họng tấy đỏ, trụ sau và trụ trước bị phù nề, hạch dưới hàm sưng tấy rất đau. Bạch cầu trong máu tăng cao. Hai amidan sưng to, nếu viêm tái phát thì amidan thường có hốc, có thể có mủ hoặc trắng như bã đậu phủ trên bề mặt.

Khi viêm họng xung huyết:

- Uống thuốc hạ sốt và giảm đau, để bệnh nhân nghỉ ngơi cho mau khỏi. Không được dùng sữa, trà, nước ngọt để uống thuốc.

- Súc miệng bằng nước muối sinh lý để giảm tình trạng đau nhức. Có thể thay nước muối bằng nước chanh loãng hoặc nước hạt thì là.

- Bệnh nhân nên ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, cá,... Thức ăn được chế biến mềm, loãng và nhạt. Không nên ăn chất kích thích, thức ăn cay nóng, thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ, bánh kẹo nước ngọt,...

- Nếu điều trị viêm họng xung huyết quá ba đến bốn ngày vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đến bệnh viện để khám.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X