Hotline 24/7
08983-08983

Nôn ói khi uống thuốc điều trị Hp, có phải phác đồ điều trị thất bại?

Câu hỏi

Xin chào bác sĩ, Lúc đầu em hay thường bị ói, mệt và nóng trong người. Điều trị ở TPHCM rất nhiều uống nhưng tình trạng bệnh không hết. Em đến Bệnh viện Bình dân (TPHCM), ở đây biết được em bị viêm dạ dày vi trùng Hp. Bác sĩ cho phác đồ điều trị 3 loại thuốc thành một vỉ uống trong 14 ngày nhưng em uống 12 ngày thì tình trạng bệnh vẫn còn ói như lúc đầu. Cho em hỏi bác sĩ: 1. Có phải phác đồ điều trị thất bại không? Hay do mình uống thuốc phác đồ điều trị nên mới như vậy? 2. Có phải do chỉ uống mới 12 ngày nên chưa đủ liều lượng theo phác đồ? 3. Cần bao lâu thì mới trị tận gốc vi trùng Hp? 4. Khi đang điều trị do ói hoài không ăn uống được nên truyền dịch và chích dinh dưỡng, như vậy có ảnh hưởng tới phác đồ điều trị không, nếu được thì truyền dịch hay chích nhiều có ảnh hưởng gì không? Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nôn ói khi uống thuốc điều trị Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nôn ói khi uống thuốc điều trị Hp. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Phác đồ tiệt trừ Hp thường kéo dài khoảng 2 tuần, bao gồm nhiều loại kháng sinh, dùng với liều cao, rất thường xảy ra tác dụng phụ khác về tiêu hoá như mệt mỏi, buồn nôn… Tuy nhiên, khi dùng xong phác đồ thì các triệu chứng này sẽ cải thiện rõ.

Hiện nay, vi khuẩn Hp đã có chủng kháng thuốc nên còn tuỳ thuộc vào độ nhạy với từng phác đồ, cần đánh giá lại sau điều trị mới biết có đáp ứng điều trị hay không (thường bác sĩ sẽ cho ngưng thuốc 4 tuần và nội soi lại).

Trong mọi trường hợp, dinh dưỡng đường tiêu hoá vẫn là liệu pháp tốt nhất, không phải cứ nôn ói là truyền dung dịch dinh dưỡng qua tĩnh mạch. Truyền dịch và dinh dưỡng qua tĩnh mạch vừa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, vừa có nguy cơ gây suy yếu hệ tiêu hoá mạn tính nếu không được bổ sung thức ăn qua đường miệng. Do đó chỉ định rất hạn chế.

Khi đã bắt đầu phác đồ, bạn không nên tự ý ngưng vì sẽ làm mất tác dụng của thuốc. Nếu vẫn còn nôn nhiều, không dung nạp thuốc thì nên quay lại bệnh viện để bác sĩ thêm thuốc giúp giảm triệu chứng bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Vi khuẩn Hp chủ yếu là gây bệnh đau dạ dày cấp tính và mạn tính ở dạ dày và hành tá tràng. Hầu hết các vi khuẩn khác không thể nào phát triển và bị tiêu diệt bởi chất acid do niêm mạc dạ dày tiết ra. Riêng H. pylori có khả năng tiết ra 1 chất phân giải chất nhờn bên trong dạ dày và tạo ra những phân tử trung hòa acid để giúp H. pylori sống được bên trong lớp chất nhờn của dạ dày hoặc bám vào màng lót dạ dày sinh sôi rất nhanh.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày có Hp:

- Bị đau bụng nhất là đau vùng thượng vị. Ngoài cảm giác đau quặn thắt bệnh nhân còn thấy nóng rát, cơn đau khó chịu này xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào nhưng thường bị nhất ngay sau khi dùng bữa hoặc lúc giữa đêm.
- Tuy bụng đói nhưng vẫn cảm giác căng chướng hơi, tức bụng.
- Lâu sau khi ăn vẫn thấy thấy cơ thể ì ạch, nặng nề do thức ăn không được tiêu hóa hoặc tiêu hóa chậm.
- Ít khi cảm thấy đói bụng, mỗi lần dùng bữa cũng chỉ ăn với lượng nhỏ.
- Hay bị ợ nóng với ợ hơi kèm theo khó tiêu hóa.
- Bình thường bỗng cảm giác đau vùng bụng trên rốn, sau khi dùng bữa lại càng đau hơn.
- Có biểu hiện bị rối loạn tiêu
hóa.
- Lúc ăn thì thấy khó nuốt, ăn xong thì thấy buồn nôn, có khi bị nôn.
- Có dấu hiệu bị giảm cân rõ rệt.

Điều trị viêm dạ dày có Hp:

- Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và đánh giá chính xác mức độ bệnh. Căn cứ trên kết quả khám, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tối ưu nhất cho người bệnh.

- Thuốc dùng trong điều trị viêm dạ dày có Hp thường là các thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị và các thuốc kháng sinh để diệt Hp. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ, để tránh những biến chứng xấu.

- Thực hiện ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn dễ tiêu, giảm lượng mỡ và hàm lượng chất béo trong khẩu phần ăn. Người bệnh không nên ăn chua, cay, ăn thức ăn quá lạnh hoặc quá nóng, đồ khô rắn. Lưu ý, khi ăn phải nhai chậm, nhai kỹ.

- Nên ăn đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn, tránh để đói hoặc no quá.

- Người bệnh cần kiêng rượu, bia, cà phê, thuốc lá, giảm stress… Bên cạnh đó cần tránh thức uống ảnh hưởng dạ dày, như: Thuốc vitamin C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide.

- Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, căng thẳng lo âu kéo dài, phiền muộn, không thức khuya.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X