Hotline 24/7
08983-08983

Những nguyên nhân gây đau mạn tính ở người cao tuổi?

Câu hỏi

Theo BS.CK1 Cao Thanh Ngọc - BV Đại học Y dược TPHCM, những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau mạn tính ở người cao tuổi là bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp, đau lưng, loãng xương...

Trả lời

TS.BS Cao Thanh Ngọc

TS.BS Cao Thanh Ngọc

Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp - BV Đại học Y dược TPHCM - Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Đau là cảm giác khó chịu xuất hiện khi có tổn thương các mô cơ thể và là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, không chỉ với bệnh nhân nội trú mà cả với bệnh nhân ngoại trú.

Có thể chia đau thành hai loại: đau cấp tính và đau mạn tính. Đau cấp tính là đau mới xuất hiện, có cường độ mạnh mẽ, bao gồm đau sau phẫu thuật, đau sau chấn thương, đau sau bỏng và đau sản khoa. Đau mạn tính là chứng đau dai dẳng tái đi tái lại nhiều lần.

Tỷ lệ đau mạn tính trong các nghiên cứu gần đây là 13-53%, trong đó 2/3 số bệnh nhân có mức độ đau từ trung bình đến nặng. Thống kê tại Anh cho thấy chi phí hàng năm điều trị đau lưng xấp xỉ 12.3 tỉ đô la. Do đó, việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý không chỉ giúp điều trị bệnh lý, cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn góp phần giảm gánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.

Do dân số người cao tuổi đang ngày càng gia tăng nên tần suất đau mạn tính ở người cao tuổi cũng gia tăng theo tuổi. Những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau mạn tính ở người cao tuổi là bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa khớp, đau lưng, loãng xương...

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có thể gây đau nhưng với tỉ lệ ít hơn như đau do bệnh lý thần kinh, đau do ung thư… Đau ở người cao tuổi có xu hướng ít thay đổi, cường độ từ trung bình đến nặng, kéo dài trong nhiều năm, đau tại nhiều vị trí và nhiều yếu tố tác động.

Triệu chứng đau ở người cao tuổi không điển hình, không rõ ràng và phản ứng với đau cũng chậm hơn so với người trẻ. Bên cạnh đó, người cao tuổi có nhiều bệnh mạn tính phối hợp và số lượng bệnh tăng theo tuổi nên việc kiểm soát đau trở thành không quan trọng vì quan niệm “đau nhức là bình thường ở người cao tuổi” làm người cao tuổi có nguy cơ chịu đựng các hội chứng đau mạn tính mà không được kiểm soát đầy đủ.

Đau dai dẳng hoặc không được điều trị thích hợp gây ra nhiều hậu quả bất lợi cho người cao tuổi: giảm chất lượng cuộc sống, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, sử dụng nhiều thuốc, suy dinh dưỡng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe tăng, chi phí y tế tăng từ đó góp phần làm tăng nguy cơ tàn tật, mất khả năng hoạt động hàng ngày.

Đau không chỉ gây phiền toái cho bệnh nhân mà cả người thân của họ. Tuy nhiên, do người cao tuổi mắc nhiều bệnh nên sử dụng nhiều thuốc và các cơ quan cũng đã suy yếu nên việc kiểm soát đau ở người cao tuổi cũng gặp nhiều khó khăn.

Điều may mắn là nếu nắm vững nguyên tắc dùng thuốc giảm đau ở người cao tuổi thì việc điều trị đau không còn là vấn đề khó khăn và người cao tuổi cũng sẽ được giải phóng khỏi những cơn đau mạn tính hành hạ hàng ngày.

XEM THÊM:

>>>  Những vấn đề liên quan đến việc dùng thuốc ở người cao tuổi
>>> Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau ở người cao tuổi

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X