Hotline 24/7
08983-08983

Nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp... dấu hiệu bệnh rối loạn thần kinh thực vật?

Câu hỏi

Chào AloBacsi, Mình là lái xe dịch vụ cấp cứu. Thời gian lái thất thường và thức khuya thường xuyên dẫn đến stress và bị mất ngủ thời gian dài. Mình thường hay sử dụng cafe và thuốc lá, một thời gian sau bị chóng mặt, phát hiện bị cao huyết áp, nhập viện điều trị cao huyết áp ổn định rồi bỏ cafe thuốc lá, cũng nghỉ chạy xe. Nhưng thời gian sau vẫn bị nhức đầu, chóng mặt, khó khăn khi di chuyển nhanh như chạy xe gắn máy. Suy nghĩ, stress là huyết áp áp lên từ 120 -150 (dù đã uống đầy đủ). Thường xuyên bị hồi hộp, bứt rứt, ngại ra đường, giao tiếp khó khăn, khó ngủ, đau vùng đầu phía sau gáy. Xin hỏi mình có phải bị rối loạn thần kinh thực vật vật không? Mình đã đi tìm nguyên nhân cao huyết áp ở Viện Tim rồi nhưng không ra, bác sĩ chẩn đoán là do lối sống, huyết áp vô căn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,

Rối loạn thần kinh thực vật thường là một tên gọi khác của bệnh rối loạn lo âu, được định nghĩa là sự lo sợ quá mức trước một tình huống có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống. Thường gặp là sự lo âu lan tỏa dai dẳng trong bất cứ tình huống đặc biệt nào hoặc khởi phát thành các cơn sợ hãi kịch phát.

Triệu chứng thể chất thường đi kèm với lo âu gồm: bất an, dễ mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt, đầu óc trống rỗng, đánh trống ngực, khó chịu vùng bụng, khó nuốt, buồn nôn, tính tình trở nên cáu kỉnh. Ở trẻ em biểu hiện kèm theo với nhức đầu, hiếu động, đau bụng và hồi hộp. Lo lắng, căng thẳng có thể làm huyết áp tăng cao nhưng không thường xuyên. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ giả thuyết cả 2 bệnh này cũng hiện diện 1 lúc.

Nếu việc nghỉ ngơi, thư giãn không thể giúp bệnh cải thiện, bạn nên khám chuyên khoa Tâm thần kinh để bác sĩ hỗ trợ về tâm lý và kê toa giúp nhanh khỏi triệu chứng bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Hệ thần kinh thực vật là hệ thần kinh tự  động có tác dụng điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể một cách chủ động, không phụ thuộc vào sự chỉ huy của não bộ. Chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa các quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động của cơ quan nội tạng cũng như hệ thần kinh trung ương với sự tham gia của cả hai hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Rối loạn thần kinh thực vật tuy không gây tử vong cho người bệnh nhưng việc điều trị khá khó khăn. Theo đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định phương pháp chữa trị tốt nhất.

- Điều trị nội khoa: dùng các thuốc canxi, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần…

- Điều trị ngoại khoa: với trường hợp rối loạn thần kinh thực vật mà hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay do trạng thái cường chức năng giao cảm, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động… Trường hợp này bác sĩ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật hủy hạch giao cảm ngực.

Ngoài ra, để  đối phó với rối loạn thần kinh thực vật người bệnh có thể cải thiện chất lượng cuộc sống như quản lý các triệu chứng thực thể.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X