Hotline 24/7
08983-08983

Nhiễm trùng vì ăn thịt gà, xôi sau xỏ khuyên?

Câu hỏi

Em bấm lỗ tai ở trên sụn được 3 ngày rồi, hôm đầu tiên không bị làm sao nhưng đến hôm thứ 2 thì bắt đầu bị sưng đau đỏ nhưng không chảy mủ. Em có ăn thịt gà và xôi như vậy có phải bị nhiễm trùng không ạ? (Thanh Thanh - babydang...@yahoo.com)

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,

Chăm sóc vị trí xỏ khuyên tai ở sụn phức tạp hơn nhiều so với ở thuỳ tai, thời gian lành cũng chậm hơn, dễ nguy cơ biến chứng hơn. Trong 3-6 ngày đầu sau xỏ khuyên, vết thương có thể tấy đỏ, nếu không chảy mủ thường chưa phải là dấu hiệu của nhiễm trùng. Hiện tượng này không liên quan đến việc ăn gà hay xôi, em không nên quá lo lắng.

Em nên rửa vết bấm khuyên bằng dung dịch nước muối mỗi ngày trong 2-3 tuần đầu tiên để ngăn ngừa nhiễm trùng, sau đó nên rửa lại bằng nước sạch và lau khô. Không nên tháo hoa tai, xoay hoa tai cho tới khi vết thương lành, nên sử dụng kim loại có chất liệu lành tính, ít kích ứng da (vàng hoặc thép không gỉ).

Nếu có dấu hiệu chảy mủ, sốt hoặc sưng đau kéo dài thì nên khám bác sĩ để hướng dẫn cách chăm sóc vết thương và kê toa kháng sinh em nhé!

Làm vệ sinh lỗ xỏ khuyên đúng cách. Chuyên viên xỏ khuyên sẽ có hướng dẫn cụ thể về cách làm vệ sinh lỗ xỏ khuyên mới và giới thiệu các sản phẩm rửa vết thương.

Các loại xỏ khuyên khác nhau có các yêu cầu khác nhau trong việc làm vệ sinh, do đó bạn nên lấy bản hướng dẫn được viết ra rõ ràng. Nói chung, bạn hãy tuân theo các hướng dẫn đơn giản dưới đây:

- Rửa sạch lỗ xỏ khuyên bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn không mùi như Dial.

- Không sử dụng cồn tẩy rửa hoặc ô xy già để rửa lỗ xỏ khuyên mới. Những chất này quá mạnh nên có thể làm tổn thương hoặc kích ứng da.

- Tránh dùng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh. Những sản phẩm này bắt bụi và các mảnh vụn, hơn nữa còn không để cho lỗ xỏ khuyên được “thở”.

- Không dùng muối ăn để rửa lỗ xỏ khuyên. Bạn chỉ nên dùng muối biển không chứa i-ốt pha với nước ấm để rửa.

- Rửa lỗ xỏ khuyên thường xuyên như được chuyên viên hướng dẫn, không nhiều hơn cũng không ít hơn. Ít làm vệ sinh có thể khiến bụi đất, vảy và da chết tích tụ. Rửa quá nhiều cũng có thể gây kích ứng và làm khô da. Cả hai đều không tốt cho quá trình phục hồi.

- Nhẹ nhàng tháo hoặc vặn đồ trang sức khi rửa để dung dịch vào trong lỗ xỏ khuyên và bao bọc đồ trang sức. Điều này có thể không thích hợp với mọi kiểu lỗ xỏ khuyên, do đó bạn nên hỏi chuyên viên xỏ khuyên trước.

Tuân theo hướng dẫn về cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên mới. Ngoài thao tác làm vệ sinh đúng, việc chăm sóc đúng có thể giúp ngăn ngừa đau và nhiễm trùng. Sau đây là một số hướng dẫn chung về cách chăm sóc lỗ xỏ khuyên mới:

- Không đè lên lỗ xỏ khuyên khi ngủ. Trang sức đeo trên lỗ xỏ khuyên có thể cọ vào chăn, vải trải giường hoặc gối, gây kích ứng và làm bẩn vùng da. Nằm ngửa nếu xỏ khuyên rốn; nếu xỏ khuyên trên mặt, bạn có thể thử dùng gối kê cổ khi đi máy bay và điều chỉnh cho lỗ xỏ khuyên khớp với khoảng trống ở giữa.

- Rửa tay trước khi chạm vào lỗ xỏ khuyên và vùng da xung quanh.

- Không tháo trang sức trước khi lỗ xỏ khuyên lành. Điều này có thể khiến lỗ xỏ khuyên bị khép kín lại. Nếu bị nhiễm trùng, vi trùng sẽ khu trú trong da.

- Cố gắng không để quần áo cọ vào lỗ xỏ khuyên mới. Ngoài ra, không vặn trang sức trừ khi cần phải rửa.

- Tránh bể bơi, sông hồ, bồn tắm nóng và không ngâm trong nước trong thời gian chờ lỗ xỏ khuyên lành lại.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X