Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt về chiều?

Câu hỏi

Em thường bị sốt về chiều khoảng 37,2 đến 37,4 độ. Thỉnh thoảng buồn nôn nhẹ, nhưng khi kiểm tra xét nghiệm máu, nội soi,... thì kết quả hoàn toàn bình thường. Vậy em có phải bị bệnh không?

(Phương - slimeb..@gmail.com)

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

tăng thân nhiệt về chiềuTăng thân nhiệt về chiều thường gặp nhất là do thời tiết

Chào em,

Với nhiệt độ em ghi nhận thì có thể chưa phải sốt, mà chỉ là tăng thân nhiệt nhẹ thôi. Với nhiệt kế hồng ngoại đo thân nhiệt ở trán thì định nghĩa sốt là khi nhiệt độ ghi nhận từ 37.5 độ C vào buổi sáng trong phòng mát hoặc từ 38.3 độ C trở lên vào buổi trưa trong phòng nhiệt độ cao. 38.5 độ C là có chỉ định dùng thuốc hạ sốt. Cách đo bằng nhiệt kế hồng ngoại đo ở trán: đặt nhiệt kế vào vùng giữa trán khoảng cách 1 cm, di chuyển nhiệt kế chậm từ giữa trán sang vùng thái dương để thiết bị dò đỉnh nhiệt độ, chỉ sau 3 giây là có kết quả. Nên thực hiện 2 lần để có kết quả chính xác.

Nguyên nhân gây tăng thân nhiệt về chiều thường gặp nhất là do thời tiết, biến đổi nhiệt độ bên ngoài nhanh giữa 2 môi trường làm việc - sinh hoạt, do chế độ ăn uống thiếu nước, nhiều chất cay nóng, em có thể thử thay đổi chế độ sinh hoạt trong 1 tuần với tăng cường uống nước, có thể uống các loại nước mát tự nấu (mía lau, bông cúc, rong biển...), tăng rau xanh hoa quả, hạn chế thực phẩm cay nóng nhiều dầu mỡ, không cafe bia rượu, giữ không gian sinh hoạt thoáng mát. Nếu cải thiện thì đây chính là nguyên nhân gây khó chịu, nếu vẫn không khỏi thì em cần đi khám kiểm tra sức khỏe ở cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và làm xét nghiệm tầm soát nguyên nhân gây bệnh.

Bởi vì dù chưa đến mức sốt mà chỉ tăng thân nhiệt về chiều tối nhưng kèm theo cảm giác khó chịu khác như buồn nôn, mệt mỏi kéo dài thì đây là dấu hiệu bệnh lý, nhẹ có rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn vận mạch, rối loạn nội tiết tố; phức tạp hơn là những nguyên nhân như viêm nhiễm mạn tính (như lao phổi, lao hạch…), bệnh lý miễn dịch (như lupus ban đỏ), bệnh lý ác tính…

Vì thế, nếu tình trạng trên kéo dài dù đã áp dụng nhiều phương pháp làm "mát người" thì em nên đem hồ sơ đã kiểm tra đến bệnh viện nhiễm nhiệt đới để khám và kiểm tra thêm, sau khi xem xét tất cả các xét nghiệm em đã làm, bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm thêm phù hợp, em nhé.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X