Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân gây hôi miệng?

Câu hỏi

Tôi bị nóng trong, hay bị táo bón, môi khô nứt nẻ, da không mát mẻ, mắt quầng thâm. Tôi hay uống cao atiso hàng ngày để giải nhiệt. Nếu uống cao atiso thường xuyên thì tôi không bị đi táo và môi không còn khô nữa. Tôi không bị đau dạ dày nhưng thở ra có hơi nóng nên răng miệng tôi rất hôi, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Tôi đánh răng hay bị chảy máu chân răng. Tôi cũng bị viêm nha chu, đã chữa nhiều nơi nhưng không hết bệnh hôi miệng. Bác sĩ nha khoa bảo do cơ địa của tôi nên không hết được, vì vậy tôi rất ngại đi giao tiếp. Tôi đi khám đông y, bác sĩ bảo tôi bị máu nóng. Ngày xưa tôi có bị nóng trong nhưng không đến mức nóng nhiều như vậy, và hơi thở của tôi cũng không nóng như bây giờ. Do cách đây hơn 10 năm tôi có đi khám phụ khoa, bác sĩ cho tôi uống và tiêm kháng sinh để chữa viêm âm đạo. Sau một thời gian tôi tự ý mua kháng sinh về uống mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Chính vì sự thiếu hiểu biết và lạm dụng thuốc kháng sinh nên bây giờ tôi mới bị máu nóng (tôi có tìm hiểu trên mạng về tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh). Tôi vẫn uống cao atiso hàng ngày thay cho nước lọc để giải nhiệt nhưng chỉ đỡ nóng thôi chứ không trị được hết chứng hơi thở nóng. Tôi muốn uống mật ong pha với chanh để giải nhiệt, xin hỏi bác sĩ mật ong có nóng không? Uống mật ong pha với chanh có trị được chứng hơi nóng không? Làm cách nào để chữa được bệnh máu nóng? Cách ngâm mật ong pha với chanh như thế nào?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chào bạn,

Ba nguyên nhân thường gặp nhất gây nên hôi miệng là bệnh lý tai mũi họng, bệnh của răng và nha chu, bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Hôi miệng thường không phải do bệnh lý nguy hiểm gây ra nhưng gây khó chịu về mặt giao tiếp. Đôi khi chính người bệnh có cảm giác mình bị hôi miệng nhưng thực sự người xung quanh không cảm thấy gì.

Theo mô tả của bạn, dù không bị đau dạ dày nhưng có khả năng bạn bị trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh thường biểu hiện bằng triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát sau xương ức, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần… Bạn nên khám bác sĩ Tiêu hoá để tìm nguyên nhân và chữa trị bệnh này bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Nguyên nhân và cách chữa trị hôi miệng

>>Trào ngược dạ dày thực quản có điều trị triệt để được không?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X