Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh xuất huyết đường tiêu hóa trên có nên uống sữa lạnh?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Trong bệnh xuất huyết đường tiêu hóa trên có nên cho người bệnh uống sữa lạnh không ạ?

Trả lời
Sữa lạnh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sữa lạnh. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Thanh Thủy,

Trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, sữa là loại thực phẩm có thể dùng tốt, vì sữa có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày, tráng lòng vết loét dạ dày nên có người khi đau dạ dày uống sữa vào thì dễ chịu, sữa hơi lạnh còn tạo cảm giác dịu mát trong bụng nên dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, sữa lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn, gây đau và khó chịu. Sữa chua quá cũng làm người bệnh viêm loét dạ dày khó chịu. Cũng có trường hợp người bệnh không thích uống sữa, không quen uống sữa thì đừng nên ép, vì khi uống vào sẽ khó chịu hơn, có thể bị tiêu chảy.

Nhưng trong xuất huyết tiêu hóa trên, có thể là do xuất huyết từ ổ loét dạ dày mà cũng có thể do vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, thì việc uống sữa tùy giai đoạn mà có tốt không. Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên chủ yếu là nội soi xác định ổ chảy máu, điều trị thuốc, có trường hợp cấp bác sĩ còn yêu cầu nhịn ăn để nội soi, rồi ăn thức ăn loãng nhẹ, tùy trường hợp. Do đó, em nên hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị cho người bệnh để biết chế độ ăn nào thích hợp cho người bệnh tại thời điểm hiện tại, em nhé.

Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Xuất huyết tiêu hóa trên là xuất huyết trong lòng ống tiêu hóa do tổn thương nằm rải rác từ miệng, thực quản xuống đến tá tràng D4 (phần trên góc Treitz). Chuyển giao thời tiết từ mùa xuân sang hè, mùa thu sang mùa đông; cảm cúm; lạm dụng dùng một số thuốc giảm đau chống viêm aspirin, corticoid; những chấn thư­ơng tinh thần( quá bực tức, stress…) là những yếu tố dễ gây xuất huyết tiêu hóa trên.

Bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên thường có các triệu chứng, như: Nôn ra máu; đau bụng, đầu tiên là đau dữ dội vùng thượng vị, sau lan khắp bụng, bụng cứng; toát mồ hôi; bệnh nhân bị tái xanh; đi ngoài phân đen, có mùi khắm… Bệnh nhân  xuất huyết tiêu hóa trên còn có thể có dấu hiệu bị hoa mắt, ù tai, chóng mặt, khát nước, da lạnh, niêm mạc nhợt trắng bệch, hay vã mồ hôi, mạch nhanh khó bắt, huyết áp thấp và kẹt, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, vật vã, li bì, có thể có co giật do thiếu oxy não…

Điều trị xuất huyết tiêu hóa trên là cấp cứu nội - ngoại khoa. Thông thường điều trị nội khoa phải bắt đầu trước tiên. Chỉ định điều trị ngoại khoa cần có hội chẩn giữa bác sĩ nội khoa, ngoại khoa và nội soi.

Bệnh nhân nhập viện cần phải được đánh giá mức độ mất máu, tình trạng huyết động. Tiếp đến là tiến hành làm các xét nghiệm máu. Sau khi xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt hai đường truyền tĩnh mạch lớn ngoại vi. Mức độ theo dõi các sinh hiệu tùy thuộc vào tình hình cụ thể của bệnh nhân.

Giai đoạn hồi sức nội khoa cần truyền dịch và truyền máu. Việc truyền dịch và máu tùy theo mức độ mất máu. Nếu bệnh nhân bị mất máu mức độ nhẹ thì chủ yếu truyền dịch không cần truyền máu, mức độ trung bình cần truyền cả dịch và máu, mức độ nặng cần truyền máu và dịch. Khi có chỉ định truyền máu thường bù 1/3 lượng máu và 2/3 lượng dịch.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X