Hotline 24/7
08983-08983

Ngứa mề đay thai kỳ, có nên uống thuốc Clorpheniramin 4mg?

Câu hỏi

AloBacsi cho em hỏi, Em đã có thai gần 6 tuần, cơ thể em bị nổi mề đay rất nhiều, ngày nào cũng nổi khắp cơ thể, nổi thành từng mảng lớn và ngứa ngáy rất khó chịu. Em bị căn bệnh này cũng lâu rồi, khoảng gần 1 năm rồi ạ. Trước kia cứ cách 1 thời gian ngắn là nó nổi. Em cũng từng đi BV xin thuốc và mua thuốc ở tiệm thuốc tây uống nhiều, nhưng cứ hết thuốc là nó lại nổi lên như cũ. Em nghe người ta nói bệnh này thời gian dài tự nó sẽ hết nên cũng không đi BV nữa, trừ khi nào nó nổi nhiều quá chịu không nổi mới ra tiệm thuốc tây về uống tạm thôi. Gần đây em có thai, không uống thuốc nữa thì ngày nào nó cũng nổi, và nổi rất nhiều. Em có đi ra tiệm thuốc tây hỏi thì người ta đưa cho thuốc Clorpheniramin 4 uống và nói có thai chỉ uống được thuốc này. Em có mua về uống thì thấy nó chỉ đỡ được chút chứ không có tác dụng nhiều. BS cho em hỏi bây giờ em bị như vậy thì có ảnh hưởng tới thai nhi không? Có nên dùng thuốc Clorpheniramin 4 nữa không? Giờ em nên dùng thuốc nào thì được thưa BS? Em nghe người ta nói bị mề đay khi mang thai thì thai nhi nhiều khả năng sẽ bị dị tật có phải không ạ? Giờ em phải làm thế nào đây ạ? Mong BS giải đáp giúp em. Cảm ơn BS.

Trả lời
Ngứa mề đay khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ngứa mề đay khi mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trường hợp của bạn bị dị ứng khi có thai. Thuốc Clorpheniramin có thể sử dụng điều trị dị ứng khi có thai nếu cần thiết, cũng có thể dùng thuốc bôi Phenergan nếu dị ứng nhẹ. Dị ứng khi mang thai cũng không liên quan nhiều đến dị tật thai.

Bạn có thể khám Da liễu nếu tình trạng dị ứng nặng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Một số phụ nữ mang thai có thể xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng sẩn mề đay rộng trên bụng. Điều này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ (PUPPP) hay là phát ban đa dạng.

PUPPP thường xảy ra trong ba tháng cuối của thai kỳ hoặc có thể bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu tiên sau khi sinh con. Tình trạng dị ứng khi mang thai này phổ biến hơn ở phụ nữ mang thai song sinh và con so.

Các nốt phát ban có thể khiến các thai phụ ngứa ran, bắt đầu từ vùng bụng và xung quanh vùng da bị rạn (nếu có). Nó có thể lan rộng sang đùi, mông, lưng, và hiếm gặp hơn là ở tay và chân. Cổ, mặt, bàn tay, bàn chân thường không bị.

Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc mỡ để bạn bôi tại chỗ giúp cơn ngứa dịu đi, hoặc thuốc kháng histamin. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn có thể phải uống một đợt steroid.

Tuy nhiên, một điều may mắn là PUPPP không gây nguy hiểm cho bạn hoặc em bé. Nó thường biến mất trong vòng một vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh. Hơn nữa, bệnh hiếm khi tái lại trong lần mang thai tiếp theo.

Tình trạng này tương đối hiếm, đôi khi được gọi là phát ban thai kỳ, và có triệu chứng đặc trưng là cơ thể xuất hiện nhiều ban nhỏ, lúc đầu trông giống như các vết bọ cắn, sau đó do gãi mà lây lan ra.

Mẩn ngứa khi mang thai thường bắt đầu vào cuối tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba. Các mẩn nổi có thể rất ngứa và khó chịu, thường xuất hiện trên chân, tay hoặc thân trên của bạn. Bạn sẽ cần đi khám bác sĩ để được kê thuốc bôi và thuốc kháng histamine phù hợp. Trong một số trường hợp, thai phụ có thể cần dùng một đợt steroid đường uống.

Tình trạng này sẽ kết thúc sau khi sinh con, tuy nhiên với một số ít trường hợp, nó kéo dài đến ba tháng, và có thể tái phát ở lần mang thai sau. Tuy nhiên, nó không gây nguy hiểm cho bạn hoặc thai nhi.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X