Hotline 24/7
08983-08983

Nghẹn cổ, tức xương ức là triệu chứng bệnh gì bác sĩ ơi?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Từ nhỏ đến lớn em hay bị đau bao tử, mỗi lần đau em đều dùng thuốc và gói P thì hết đau. Cách đây khoảng 4 ngày em có ăn cay và bị đau lại, kèm theo triệu chứng nghẹn ở cổ và tức ở xương ức. Em đã uống thuốc và gói P kèm theo ăn cháo, thức ăn mềm trong 4 ngày nay thì các triệu chứng này có giảm nhưng vẫn còn. Em nên uống thuốc và theo dõi bao lâu nữa thì nên đi nội soi ạ? Bác sĩ có thể cho em biết em bị gì không ạ? Em rất lo lắng về ung thư dạ dày hay thực quản.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Đau thượng vị là bệnh gì? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau thượng vị là bệnh gì? Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đau thượng vị thường do rất nhiều nguyên nhân. Đau vùng thượng vị có khi chỉ là rối loạn tiêu hoá nhẹ nhưng nhiều trường hợp lại là biểu hiện của 1 bệnh, có khi là bệnh nguy hiểm, vì vậy cần hết sức thận trọng không được xem thường.

Thông thường đau thượng vị có đáp ứng với thuốc kháng acid (gói chữ P) gợi ý bệnh lý viêm hoặc loét dạ dày. Nhưng đôi khi nguyên nhân của đau thượng vị lại xuất phát từ các bệnh lý khác, có thể là rất nguy hiểm như: thủng dạ dày, giun chui ống mật, viêm tụy cấp, viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính…

Do đó, em cần tới khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hoá để đánh giá và làm rõ chẩn đoán, khi cần sẽ chỉ định nội soi tìm nguyên nhân và điều trị dứt điểm bệnh em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Vùng thượng vị nằm ở khoảng trên rốn và dưới mũi xương ức. Đau thượng vị thường là tình trạng đau âm ỉ, thi thoảng mới xuất hiện, đau ngay sau khi ăn hoặc khi nằm xuống sau khi ăn. Ở một số người sẽ có những cơn đau quằn quại, có khi đau nhói ra phía sau lưng, nếu để lâu sẽ có biến chứng nặng hơn, rất nguy hiểm.

Đau thượng vị thường do rất nhiều nguyên nhân. Các cơn đau thượng vị đơn thuần thường không phải là một triệu chứng nghiêm trọng. Nhưng nhiều khi nguyên nhân của đau thượng vị lại xuất phát từ các bệnh lý khác, có thể là rất nguy hiểm như: đau vùng thượng vị do thủng dạ dày; giun chui ống mật; bệnh viêm tụy cấp; viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính. Ngoài ra, đau thượng vị có thể có liên quan đến các bệnh về gan, đường mật hoặc do bệnh dạ dày mạn tính tái phát.

Để hạn chế cơn đau, bạn nên tạm dừng mọi công việc và nằm nghỉ bất động, thở đều để hạn chế cường độ cơn đau phát tác. Không nên ăn uống bất cứ thứ gì dù đói trong lúc này để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi.

Về lâu dài cách tốt nhất để ứng phó với bệnh đau thượng vị vẫn là phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, không nên ăn chua cay, không uống rượu, bia, hạn chế uống cà phê và tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh căng thẳng thần kinh quá mức trong thời gian dài.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X