Hotline 24/7
08983-08983

Ngày nào cũng nổi mẩn, nên uống thuốc hết toa hay khám nơi khác?

Câu hỏi

Thưa BS, Tôi bị nổi ngứa, khi nổi đủ hình dạng, đi BS nói nổi mề đay mãn tính, uống 3 tuần thuốc không hết. Tôi đi BV Da Liễu Đồng Nai xét nghiệm bị nhiễm giun đũa chó, cho thuốc 3 tuần nhưng tôi uống 2 tuần chỉ thấy đỡ hơn chứ ko hết hẳn (Azadol 400mg sáng 1v, chiều 1v; Vitha Livermin sáng 1v, chiều 1 viên; Fefesdin 60mg sáng 1v; Deslora 5mg), bệnh chỉ đỡ hơn nhưng ngày nào cũng nổi mẩn. Tôi có nên tiếp tục uống đủ 3 tuần nữa không? Hay tôi đi khám và xét nghiệm lại ở BV khác? Vậy tôi nên đi BV nào? Nhờ AloBacsi tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Nổi ngứa do mề đay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi ngứa do mề đay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da, có cơ chế phức tạp trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Mề đay là bệnh da dễ nhận biết nhưng cũng là bệnh khó phát hiện nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân gây mề đay, thông thường là do các yếu tố gây dị ứng như thức ăn, thời tiết, quần áo, xà phòng, phấn hoa, nước sinh hoạt bẩn, mạt nhà… Đối với người nhiễm siêu vi (B,C…), ký sinh trùng hoặc bệnh lý mạn tính khác cũng dễ có phản ứng mề đay hơn.

Vì vậy, bạn nên tự theo dõi xem những loại thức ăn, thuốc uống nào có thể gây dị ứng để tránh và nên hạn chế các chất như gia vị, rượu trà, cà phê. Nhiễm ký sinh trùng như giun sán có thể là nguyên nhân dẫn đến mề đay, tuy nhiên việc loại bỏ các ký sinh trùng này hoàn toàn khỏi cơ thể không phải đơn giản.

Mề đay thường ít khi gây nguy hiểm, nhiều người bị hàng tháng, hàng năm mà không tìm ra nguyên nhân - điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm ngứa kéo dài. Đôi khi bệnh tự khỏi mà không cần phải điều trị gì. Do đó, sau khi sử dụng hết thuốc, bạn nên tái khám chuyên khoa Da liễu để được đánh giá lại.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nổi mề đay là tình trạng da nổi mề đay, những nốt mẩn và ngứa, xảy ra ở một phần của cơ thể hoặc lan rộng ra các khu vực khác. Việc nổi mề đay không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng nhưng khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu trong cả ngày dài, kể cả khi đi ngủ.

Nổi mề đay là một bệnh phổ biến, ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới nhưng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. 

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

- Mặc quần áo sáng màu
- Tránh chà xát hoặc sử dụng các loại xà phòng độc hại
- Làm mát khu vực bị nổi mẩn bằng vòi sen, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ
- Lập danh sách khi nào và ở đâu bệnh xuất hiện, lúc đó bạn đang làm gì, ăn gì… điều này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định chính xác yếu tố gây bệnh
- Tránh các thức ăn, đồ uống gây dị ứng.

Để phòng tránh mề đay, cách tốt nhất là tránh các chất gây dị ứng. Bạn hãy để ý thời gian, địa điểm, mùa nào trong năm hoặc lần tiếp xúc với các chất lạ, ăn thức ăn lạ… mà gây dị ứng nổi mề đay. Tuy mề đay có thể chữa được dễ dàng bằng thuốc chống dị ứng nhưng đừng cố tiếp xúc lặp lại (như ăn một món khoái khẩu gây dị ứng) vì dị ứng lần sau sẽ nặng hơn và có nguy cơ sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng nếu không kịp cấp cứu.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X