Hotline 24/7
08983-08983

Ngại khi nhìn vào mắt người khác nói chuyện, khắc phục thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ! Năm nay con 16 tuổi. Con đang mắc chứng bệnh không thể nhìn thẳng vào mắt người khác khi nói chuyện. Mỗi lần nhìn thẳng vào mắt một người nào đó con lại cảm thấy khó chịu, sợ hãi. Ở lớp mỗi lần nghe giảng bài thầy cô nhìn vào con thì con lại cảm thấy ngại và ngó ra chỗ khác. Dù là người thân hay người lạ con đều không thể nhìn thể nhìn vào mắt người ta khi nói chuyện. Mong bác sĩ tư vấn và cho con cách để khắc phục tình trạng bệnh này ạ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào em,

Tôi mừng vì em ý thức được vấn đề của bản thân, và tìm đến sự tư vấn của y khoa khi nghi ngờ mình có dấu hiệu bất thường, trường hợp này ở độ tuổi của em là điều ít gặp và cũng là sự tiến bộ.

Theo thông tin em cung cấp, ban đầu bác sĩ nhận định có khả năng em đang bị hội chứng sợ xã hội, hay ám ảnh sợ xã hội, (tiếng Anh: social phobia, Social anxiety disorder) là một dạng trong nhóm bệnh rối loạn lo âu với đặc điểm sợ hãi quá mức trong các tình huống xã hội thông thường.

Người bệnh bộc lộ sự sợ hãi mãnh liệt và dai dẳng khi người khác nhìn mình hoặc bị phê bình, luôn sợ rằng hành vi của mình sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống khó xử hoặc bị bẽ mặt. Sự sợ hãi của họ có thể mạnh đến nỗi nó can thiệp nghiêm trọng vào công việc, học tập hay những hoạt động khác.

Nên mạnh dạn vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân.

Việc điều trị bệnh này là liệu pháp hành vi nhận thức và dùng thuốc. Bệnh không điều trị ngay lập tức được, nó cần một khoảng thời gian nhất định với sự giúp đỡ của bác sĩ trị liệu và cố gắng của bản thân. Thuốc điều trị cũng cần có thời gian tác dụng, và bác sĩ cũng cần điều chỉnh liều vài lần để đạt liều tối ưu cho người bệnh, khỏi bệnh thì sẽ ngưng thuốc.

Nhưng mà, vì tôi không phải bác sĩ chuyên khoa Tâm thần hay chuyên viên tâm lý, nên không thể chẩn đoán bệnh chắc chắn cho em được. Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần phải dành thời gian khai nhác bệnh sử kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…).

Vì thế, em nên dũng cảm trình bày với người em tin tưởng để dẫn em đi tìm đến những trung tâm trị liệu tâm lý - tâm thần nhằm lấy lại cân bằng sớm trong học tập và cuộc sống sau này nữa, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Làm sao để tự tin hơn khi giao tiếp?

>> Nhút nhát, không thích giao tiếp, cháu phải làm sao?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X