Hotline 24/7
08983-08983

Mệt chính giữa ngực có phải dấu hiệu bệnh suy tim?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Mẹ em thường hay bị mệt ở chính giữa ngực, vậy có phải là bị suy tim không ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh suy tim. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh suy tim. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Triệu chứng nặng ngực chính giữa ngực là một trong các triệu chứng của bệnh tim (như suy tim, bệnh van tim, bệnh mạch vành…), tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể do những nguyên nhân khác gây nên như bệnh lý hệ hô hấp, trung thất, dạ dày thực quản, nội tiết…

Để biết có suy tim hay không, mẹ em chỉ cần khám bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, sau khi thăm khám + xét nghiệm (như xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm tim…) là bác sĩ sẽ có câu trả lời cho em, đồng thời bác sĩ cũng điều trị bệnh cho mẹ em nữa, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Suy tim là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng tim không đáp ứng được với khối lượng công việc của nó và không bơm máu đi khắp cơ thể một cách hiệu quả.

Ở những người bị suy tim, máu vận chuyển khắp cơ thể và qua tim chậm hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là khi số lượng máu cung cấp không đủ, các buồng tim có thể đáp ứng bằng cách giãn ra để giữ được nhiều máu. Điều này có thể giúp đỡ để máu được vận chuyển liên tục trong hệ tuần hoàn, nhưng cuối cùng cơ tim sẽ bị suy yếu và không thể làm việc một cách hiệu quả. Kết quả là thận có thể phản ứng lại bằng cách giữ lại muối và các chất dịch trong cơ thể. Chất dịch bị ứ đọng trong các bộ phận của cơ thể gây ra sung huyết.

Các triệu chứng phổ biến của suy tim là:

- Khó thở khi hoạt động hoặc nghỉ ngơi;
- Mệt mỏi;
- Phù chân, báng bụng (sự tích tụ dịch trong khoang màn bụng).

Cho đến nay, chưa có thuốc chữa khỏi suy tim mà chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng và giúp mọi người sống tích cực hơn.

Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên về việc thay đổi lối sống để phòng ngừa hoặc cải thiện như:

- Năng động hơn;
- Cố gắng bỏ hoặc giảm hút thuốc;
- Kiểm soát căng thẳng;
- Kiểm soát trọng lượng ở mức cho phép;
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh;
- Hạn chế ăn nhiều cholesterol;
- Kiểm soát bệnh tiểu đường.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X